Talkshow “Khái quát về nhà Rường truyền thống miền Nam”

Tối 09/10 vừa qua, chuỗi talkshow trực tuyến của CLB Kiến trúc - Nội thất thuộc Khoa Kiến trúc - Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) tiếp tục diễn ra với chủ đề “Khái quát về nhà rường truyền thống miền Nam”, mang đến cho sinh viên góc nhìn văn hóa và nhân học trong tương tác giữa con người và kiến trúc trong chiều sâu tâm thức người Việt.
 
Đây cũng là talkshow thứ 02 trong chuỗi Heritage Talk với nội dung bảo tồn di sản và các giá trị văn hóa dân tộc do CLB Kiến trúc - Nội thất phối hợp với nhóm Tản mạn kiến trúc (fanpage đạt gần 35.000 lượt theo dõi) thực hiện.

 
Talkshow “Khái quát về nhà Rường truyền thống miền Nam” 10
Talkshow diễn ra vào tối 09/10 thu thú sinh viên từ nhiều trường đại học tham dự
 
Talkshow có sự tham dự của TS. Nguyễn Thị Ngọc Quyên - Trưởng Khoa Kiến trúc - Mỹ thuật cùng Ban Chủ nhiệm và các giảng viên Khoa. Đảm nhiệm vai trò diễn giả là KTS. Nguyễn Trần Trọng Nghĩa và nhà nghiên cứu Trương Trần Trung Hiếu - hai nhà đồng sáng lập nhóm Tản mạn kiến trúc. Talkshow đã mang đến cho các bạn sinh viên từ nhiều trường đại học như HUTECH, ĐH Văn Lang, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Kiến trúc TP.HCM,… cái nhìn toàn cảnh về kiến trúc nhà rường (hay còn gọi là nhà gỗ truyền thống) trong tiến trình lịch sử của vùng đất phương Nam cũng như đặc trưng nhà rường nơi đây so với các tỉnh miền Trung.

 
Talkshow “Khái quát về nhà Rường truyền thống miền Nam” 24 Talkshow “Khái quát về nhà Rường truyền thống miền Nam” 26
Talkshow “Khái quát về nhà Rường truyền thống miền Nam” 29 Talkshow “Khái quát về nhà Rường truyền thống miền Nam” 31
Talkshow “Khái quát về nhà Rường truyền thống miền Nam” 34
 Nhà rường trong dòng chảy lịch sử và đặc trưng điều kiện địa lý vùng đất phương Nam

Cụ thể, kiến trúc nhà rường - vốn đã phát triển đến độ hoàn mỹ vào thời các chúa Nguyễn - đã cùng các nhóm thợ miền Trung vào phương Nam theo sự dịch chuyển dân cư trong dòng chảy lịch sử khẩn hoang miền Nam, dần tạo nên những nét đặc trưng của phong cách nhà gỗ nơi đây. Điều kiện khí hậu, thời tiết và địa hình là những yếu tố quan trọng tạo nên đặc trưng nhà rường giữa các vùng miền.
 
Talkshow “Khái quát về nhà Rường truyền thống miền Nam” 48
Sự khác biệt trong bộ khung kèo trong kiến trúc nhà rường giữa miền Nam và các tỉnh miền Trung

 
Talkshow “Khái quát về nhà Rường truyền thống miền Nam” 55 Đặc trưng kiến trúc nhà miền Bắc
và nhà rường ở Huế, Bình Định
Talkshow “Khái quát về nhà Rường truyền thống miền Nam” 65
Talkshow “Khái quát về nhà Rường truyền thống miền Nam” 68

Talkshow “Khái quát về nhà Rường truyền thống miền Nam” 71
Kết cấu đóng mộng của một ngôi nhà gỗ, tạo nên sự linh động và dễ dàng tháo lắp, di chuyển đến địa điểm khác

Talkshow “Khái quát về nhà Rường truyền thống miền Nam” 77
Mặt cắt dọc nhà cổ Chánh Trung (Bình Dương)

Talkshow “Khái quát về nhà Rường truyền thống miền Nam” 81

Một số thuật ngữ trong bộ khung kèo nhà rường

Talkshow “Khái quát về nhà Rường truyền thống miền Nam” 86

Tiếp biến mái lợp nhà rường

Talkshow “Khái quát về nhà Rường truyền thống miền Nam” 91
Nét chạm trổ trên thanh kèo ở nhà cổ Đại Điền (Bến Tre)
 
Từ kiến trúc nhà rường cơ bản, các diễn giả cũng giới thiệu một số kiểu mở rộng ngôi nhà theo nhu cầu của gia chủ theo Hán tự như chữ Nhị, chữ Tam, chữ Công, chữ Khẩu, chữ Môn, chữ Đinh (phổ biến nhất miền Nam) và chữ Quốc - hình thức phát triển không gian nhà rường có quy mô lớn nhất, mở rộng về cả bốn phía. KTS. Nguyễn Trần Trọng Nghĩa cho biết, khí hậu miền Nam ôn hòa, không đón gió nóng nên mái lợp ngói không quá dày giúp giảm tải trọng đáng kể cho bộ khung tạo điều kiện thuận lợi để gia chủ dễ dàng mở rộng theo nhu cầu.
 
Ngoài đặc trưng về kiến trúc, không gian sinh hoạt và trang trí nhà rường được xem là điểm nhấn, thể hiện chiều sâu tâm thức văn hóa của người Việt. Không gian sinh hoạt của nhà rường phân chia thành gian thờ, nội tự, ngoại khách, buồng, hàng hiên, chái mở rộng,... Trong đó, gian thờ được đặt ở trung tâm của ngôi nhà và được bày trí theo một trật tự nhất định thể hiện sự tôn kính tổ tiên qua nhiều thế hệ.
 
Talkshow “Khái quát về nhà Rường truyền thống miền Nam” 104
Phân bố không gian sinh hoạt điển hình của nhà rường


Talkshow “Khái quát về nhà Rường truyền thống miền Nam” 109
Gian thờ được đặt ở trung tâm của ngôi nhà

Talkshow “Khái quát về nhà Rường truyền thống miền Nam” 113

Khu vực chuyển tiếp giữa gian thờ và khu vực ngoại khách
 
Bên cạnh đó, nội thất và trang trí góp phần thể hiện nhiều quan điểm về triết lý nhân sinh, địa vị xã hội của gia chủ. Những tạo tác trang trí được chạm trổ tinh xảo, kỳ công của nhà rường như xà cừ, chạm lộng, bao lam, ánh kim,... ẩn hiện dưới ánh sáng dịu nhẹ được chắt lọc qua cửa thượng song hạ bản tạo nên sự ấm cúng, riêng tư và hài hòa của không gian. Nhà nghiên cứu Trương Trần Trung Hiếu chia sẻ “Cửa thượng song hạ bản với lối đóng mở theo từng đôi giúp hạn chế ánh sáng lọt vào ngôi nhà. Từng tia sáng dịu nhẹ phản chiếu lên các đường nét chạm trổ của nội thất tạo nên mỹ cảm tốt nhất. Điều này tạo nên cảm thức ánh sáng đặc trưng, là mối tương quan giữa con người và ánh sáng được đặt trong thực thể kiến trúc nhà rường”.
 
Talkshow “Khái quát về nhà Rường truyền thống miền Nam” 127 Talkshow “Khái quát về nhà Rường truyền thống miền Nam” 129
Cửa thượng song hạ bản - nét đặc trưng tiêu biểu của nhà rường

Talkshow “Khái quát về nhà Rường truyền thống miền Nam” 134
Sự hài hòa giữa đặc và rỗng trong trang trí trong nhà cổ Bình Thủy (TP. Cần Thơ)

 
Talkshow “Khái quát về nhà Rường truyền thống miền Nam” 142 Talkshow “Khái quát về nhà Rường truyền thống miền Nam” 144
Ánh sáng làm nổi bật các trang trí ánh kim

Talkshow “Khái quát về nhà Rường truyền thống miền Nam” 150
Xà cừ được phản chiếu tạo ra nhiều màu sắc (nhà cổ họ Lê ở TP. Châu Đốc, An Giang)


Talkshow “Khái quát về nhà Rường truyền thống miền Nam” 155
Trang trí bao lam với chạm trổ chim trĩ và hoa phù dung


Talkshow “Khái quát về nhà Rường truyền thống miền Nam” 159
Hình ảnh được chụp từ nhà cổ Bình Thủy (TP. Cần Thơ)

Talkshow “Khái quát về nhà Rường truyền thống miền Nam” 164

Phần ngoại khách của nhà cổ Chánh Trung (Bình Dương)
 
Có thể nói, góc nhìn nhân học độc đáo mà cụ thể là mối tương quan con người - ánh sáng như một làn gió mới cho sinh viên nhóm ngành Kiến trúc - Nội thất, giúp các bạn có cái nhìn đa chiều và mở rộng phạm vi nghiên cứu. Kiến trúc không chỉ là một thực thể mà còn là sự phản chiếu chiều sâu văn hóa, lịch sử của dân tộc mà những kiến trúc sư tương lai mang trong mình sứ mệnh bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống.

Tin & Ảnh: Khánh Ngọc
Phòng Truyền thông
14597621
Các tin khác
Cùng bình chọn cho sinh viên Thiết kế thời trang HUTECH tại Dự án Quảng bá Văn hóa Dân tộc - Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2023 Vào lúc 12h00 ngày 28/12, cổng bình chọn hạng mục Dự án Quảng bá Văn hóa Dân tộc trong khuôn khổ cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2023 chính thức...
Sinh viên Khoa Kiến trúc - Mỹ thuật HUTECH thêm cơ hội thể hiện tài năng thiết kế tại cuộc thi Thiết kế áo thun Nhằm đa dạng hóa sân chơi cho sinh viên, giúp các bạn tìm hiểu văn hóa dân gian và mỹ thuật truyền thống Việt Nam, khơi gợi sự sáng tạo và rèn...
[Video] Sinh viên Khoa Kiến trúc - Mỹ thuật HUTECH tìm hiểu ánh sáng và bán hàng trực quan trong không gian bán lẻ Thiết kế ánh sáng và trưng bày sản phẩm thời trang trong cửa hàng bán lẻ là một bước quan trọng để thương hiệu tạo được ấn tượng với khách hàng. Để...
Lê Hoàng Phương - Cựu sinh viên Khoa Kiến trúc - Mỹ thuật HUTECH đăng quang Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2023 Tối qua (27/8), Chung kết Miss Grand Vietnam 2023 khép lại với cảm xúc vỡ òa của đông đảo fan sắc đẹp khi Lê Hoàng Phương - Cựu sinh viên Khoa Kiến...
×