Điều trị bệnh sốt xuất huyết như thế nào?

Hỏi: Điều trị bệnh sốt xuất huyết như thế nào?
Bác sĩ trả lời:
Nguyên tắc chung

Vấn đề mất nước trong sốt xuất huyết dengue: không phải sốt xuất huyết dengue gây mất nước. Đây là sự nhầm lẫn khá lâu dài. Bệnh dù nặng dù nhẹ vẫn không có mất nước trên lâm sàng. Cân nặng không giảm, da không khô, một số tế bào nội tạng thừa nước thấy được trên siêu âm. Thường và đa số bệnh nhân sốt xuất huyết dengue là đủ và thừa nước, đã đủ nước ngay lúc mới bắt đầu truyền dịch cấp cứu. Vì sao phải truyền dịch cấp cứu sốc dengue: vì bệnh nhân bị giảm thể tích tuần hoàn máu.
Tại sao bị giảm thể tích tuần hoàn máu? Giảm khoảng 20-30% thể tích vì albumin trong máu thoát ra khỏi lòng mạch. Nước bình thường ra vào giữa lòng mạch với các mô và tế bào, nay không trở vào lòng mạch cho đủ nhu cầu, bởi một lượng lớn albumin hiện diện ngoài lòng mạch. Có thể nói bệnh siêu vi dengue gây thoát quản huyết tương, không phải là bệnh mất nước. Đây là điểm mấu chốt, quan trọng để sớm thay đổi tư duy điều trị.
Phân cấp điều trị bệnh nhân
Sau đây là những gợi ý về phân cấp bệnh nhân theo tuyến điều trị trong trường hợp có dịch bệnh với lượng bệnh nhân tăng cao trong cùng thời điểm.
Xin lưu ý đây chỉ là những gợi ý và tuyệt đối không phải là phác đồ điều trị nên không thể áp dụng cho mọi trường hợp.
Tiêu chuẩn điều trị tại nhà:
Tất cả những bệnh nhân sốt dengue không có nhu cầu phải truyền dịch tĩnh mạch.
Bệnh nhân độ I có khả năng bù dịch bằng đường uống.
Bệnh nhân độ II có khả năng bù dịch bằng đường uống và không có chảy máu quan trọng.
Tiêu chuẩn nhập viện trong thời gian ngắn (12-24 giờ):
Tất cả những trường hợp bệnh cần bù dịch qua đường tĩnh mạch.
Bệnh nhân độ I và độ II và không thể điều trị bù dịch bằng đường uống.
Bệnh nhân độ I hoặc độ II nhưng có đau tức gan và gan to.
Tất cả bệnh nhân độ III.
Tiêu chuẩn nhập viện trong thời gian dài (> 24 giờ):
Tất cả bệnh nhân thuộc nhóm nhập viện trong thời gian ngắn không đáp ứng điều trị bù dịch.
Bệnh nhân độ I hoặc độ II kèm theo nhưng yếu tố cơ địa dễ chuyển thành bệnh nặng (hen phế quản, dị ứng, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…).
Bệnh nhân độ II hoặc độ III và có chảy máu quan trọng.
Tất cả bệnh nhân độ IV.

 

Theo Suckhoedoisong.vn

14563269
Các tin khác
Á khôi Trần Đình Thạch Thảo hiến máu tình nguyện hưởng ứng Tháng Thanh niên tại HUTECH Sáng ngày 02/3, Đoàn Thanh Niên - Hội Sinh viên HUTECH đã phối hợp với Trung tâm Hiến máu nhân đạo TP.HCM tổ chức Ngày hội Hiến máu tình nguyện đợt...
Sinh viên Khoa Dược HUTECH tham quan thực tế tìm hiểu nghề Dược sĩ tại An Khang Pharma Ngày 24/02, Khoa Dược HUTECH tổ chức chuyến tham quan thực tế HUTECH PharmaCom Tour: An Khang Company Tour tại Công ty Dược An Khang, giúp sinh...
Khoa Dược hướng đến ngày Thầy thuốc Việt Nam với loạt hoạt động ý nghĩa Hướng đến ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02), Khoa Dược HUTECH đã tổ chức nhiều hoạt động đầy ý nghĩa.
Khởi động Tháng Thanh niên 2023, tuổi trẻ HUTECH tham gia hiến máu tình nguyện vì cộng đồng vào 02/3 tới Sáng ngày 02/3 tới đây, Đoàn Thanh Niên - Hội Sinh viên HUTECH sẽ phối hợp với Trung tâm Hiến máu nhân đạo TP.HCM tổ chức Ngày hội Hiến máu tình...
Sinh viên Viện Kỹ thuật tranh tài sôi nổi tại Chung kết Cuộc thi học thuật Tìm kiếm tài năng y sinh Xuất sắc vượt qua vòng Bán kết “Hùng biện”, ngày 23/12 vừa qua, sinh viên Viện Kỹ thuật HUTECH đã tiếp tục tranh tài tại vòng Chung kết cuộc thi...
×