Truyền thông đa phương tiện hiện đang là ngành “hot” với các bạn trẻ ưa khám phá, năng động và sáng tạo trong công nghệ thông tin và truyền thông. Câu hỏi đặt ra là “
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên đồng thời cung cấp những thông tin hữu ích về ngành Truyền thông đa phương tiện. Cùng tham khảo nhé!
Truyền thông đa phương tiện là ngành ứng dụng công nghệ thông tin vào sáng tạo, thiết kế, phát triển các ứng dụng đa phương tiện trong các lĩnh vực truyền thông, giải trí, giáo dục và nhiều lĩnh vực khác; thông qua các công việc cụ thể như viết kịch bản phim, thiết kế đồ họa, biên tập âm thanh, xử lý hình ảnh, sử dụng các kỹ thuật thiết kế và lập trình đồ họa 2D, 3D trên máy tính.
Truyền thông đa phương tiện là ngành ứng dụng công nghệ thông tin vào sáng tạo, thiết kế
Theo Trung tâm Dự báo Nhu cầu Nhân lực và Thông tin Thị trường lao động TP Hồ Chí Minh, từ năm 2015 – 2025, mỗi năm sẽ cần đến 21.600 người trong nhóm ngành Truyền thông – Quảng cáo. Tuy nhiên, số lượng học viên đăng ký ngành mỗi năm theo thống kê chỉ khoảng 5.000 – 6.000/ năm. Như vậy, sinh viên học ngành Truyền thông đa phương tiện luôn trong tình trạng “khan hiếm” và được các doanh nghiệp chào đón.
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông – quảng cáo trong nước cũng dần bắt kịp các xu hướng thế giới, các doanh nghiệp nước ngoài cũng đang để mắt đến nguồn nhân lực từ Việt Nam. Tận dụng Internet là cách quảng bá các sản phẩm truyền thông nhanh nhất và theo thống kê của We Are Social, năm 2018, Việt Nam có 64 triệu người sử dụng Internet đạt 67% dân số. Điều này cho thấy ngành Truyền thông đa phương tiện trong tương lai vẫn là một ngành thời thượng, có tính cạnh tranh cao và rất hấp dẫn với những ai đam mê đổi mới, thử thách.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện, có thể đảm nhận các vị trí như:
Hiện đang có các trường đại học đang được bậc phụ huynh và thí sinh quan tâm như: Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH), Học viện Báo chí – Tuyên truyền…
Sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện tại HUTECH có cơ hội thu thập kiến thức thực tế để hoàn thiện kỹ năng chuyên môn
Chẳng hạn, tại trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH), sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện được đặc biệt chú trọng trang bị thêm những kỹ năng mềm bên cạnh kiến thức và kỹ năng chuyên ngành. Thông qua những lớp học kỹ năng mềm, chương trình sinh hoạt học thuật, hoạt động ngoại khóa và CLB tiếng Anh, câu lạc bộ điện ảnh Up - Multimedia sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện tại HUTECH có cơ hội thu thập kiến thức thực tế cho mình để hoàn thiện kỹ năng chuyên môn. Đây cũng là cơ sở quan trọng để sinh viên sau khi ra trường có thể tự tin tìm việc và làm tốt công việc được giao.
Với những thông tin HUTECH đã cung cấp qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã có thể trả lời được câu hỏi “Học ngành truyền thông đa phương tiện có dễ xin việc làm không? Việc xác định ngành yêu thích và chọn trường phù hợp chính là bước đệm đầu tiên cho chặng đường tương lại của bạn. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm
>> Ngành Truyền thông đa phương tiện
>> Có nên học ngành Truyền thông đa phương tiện?
>> Ngành Truyền thông đa phương tiện là gì? Ra trường làm gì?
>> Để xét tuyển ngành Truyền thông đa phương tiện, cần học tốt môn nào?
>> Thời gian học ngành Truyền thông đa phương tiện trong bao lâu?
>> Học ngành Truyền thông đa phương tiện thực hành, thực tập ở đâu?
>> Cơ hội nghề nghiệp của ngành Truyền thông đa phương tiện
>> Học ngành Truyền thông đa phương tiện có dễ xin việc làm không?
>> Trường nào xét tuyển học bạ ngành Truyền thông đa phương tiện?
>> Top những trường đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện?
>> Học ngành Truyền thông đa phương tiện ở đâu?
>> Ngành Truyền thông đa phương tiện xét tuyển những tổ hợp nào?
>> Ngành Truyền thông đa phương tiện xét tuyển các phương thức nào?
>> Nếu xét bằng điểm thi tốt nghiệp, ngành Truyền thông đa phương tiện thi khối (tổ hợp) nào?
>> Xét học bạ trực tuyến vào ngành Truyền thông đa phương tiện?
TT. Marketing & Phát triển thương hiệu