Bộ GD-ĐT công bố dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2020

Theo TTO - Ngày 20-5, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Điểm khác biệt lớn là sẽ không huy động cán bộ, giảng viên trường đại học tham gia coi thi, chấm thi.

Bộ GD-ĐT công bố dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2020 6
Các cán bộ, giảng viên của Trường ĐH Hà Nội trước giờ xuất phát lên đường coi thi trong kì thi THPT quốc gia năm 2019
Ảnh: CHU HÀ LINH
 
Vẫn dùng kết quả thi để tuyển sinh 
Dự thảo nêu mục đích kì thi là đánh giá kết quả học tập của người học theo mục tiêu giáo dục cấp THPT, xét công nhận tốt nghiệp THPT. Nhưng các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp có thể sử dụng kết quả thi để tuyển sinh.
 
Thí sinh sẽ phải thi 5 bài thi, gồm: 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ; bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên gồm các môn thi thành phần Vật lí, Hóa học, Sinh học; bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội gồm các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình Giáo dục THPT hoặc các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí đối với thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT.
 
Để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh học chương trình Giáo dục phổ thông cấp THPT phải dự thi 4 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi tổ hợp do thí sinh tự chọn.
 
Thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT phải dự thi 3 bài thi, gồm 2 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn và 1 bài thi bài thi tổ hợp do thí sinh tự chọn. Thí sinh GDTX có thể dự thi bài thi Ngoại ngữ để lấy kết quả xét tuyển sinh.
 
Thí sinh đã tốt nghiệp THPT và tốt nghiệp Trung cấp (thí sinh tự do) tham dự kỳ thi được dự thi các bài thi độc lập, bài thi tổ hợp hoặc các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp theo nguyện vọng.
 
Các bài thi Toán, Ngoại ngữ, KHTN và KHXH thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan (gọi chung là bài thi trắc nghiệm). Bài thi Ngữ văn thi theo hình thức tự luận (gọi chung là bài thi tự luận).
 
Thời gian làm bài thi Ngữ văn 120 phút; Toán 90 phút; Ngoại ngữ 60 phút; 50 phút đối với mỗi môn thi thành phần của bài thi tổ hợp KHTN và KHXH.
 
Nội dung đề thi nằm trong chương trình cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12 (chương trình đã được tinh giản).
 
Trường đại học sẽ không tham gia coi thi, chấm thi 
Kì thi tốt nghiệp THPT năm 2020 giao cho UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì. Trong đó, lãnh đạo UBND tỉnh/thành là trưởng ban chỉ đạo thi. Trách nhiệm coi thi, chấm thi bao gồm cả chấm tự luận và trắc nghiệm hoàn toàn thuộc lãnh đạo, cán bộ tại địa phương.
 
Mỗi tỉnh tổ chức một Hội đồng thi, do sở GD-ĐT chủ trì, để tổ chức thi cho tất cả các thí sinh đăng ký dự thi tại tỉnh. Mỗi hội đồng thi có các điểm để tổ chức khâu coi thi trong kỳ thi.
 
Giám đốc sở GD-ĐT có thẩm quyền quyết định thành lập hội đồng thi bao gồm lãnh đạo sở GD-ĐT, các phòng ban trực thuộc sở GD-ĐT, hiệu trưởng, giáo viên các trường phổ thông tại địa phương.
 
Quy trình chấm thi tự luận và trách nhiệm vẫn được quy định chặt chẽ bao gồm các khâu giám sát và camera giám sát 24/24 những khu vực bảo quản đề thi, bài thi, khu vực chấm thi. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn là cán bộ, giảng viên trường đại học sẽ không tham gia tổ chức coi thi, chấm thi như năm 2019.
 
Thành phần tham gia coi thi, chấm thi hoàn toàn được huy động tại chỗ. Để giữ khách quan, dự thảo quy định giáo viên trực tiếp giảng dạy môn học đúng với bài thi tự luận được chấm, các thành viên ban thư kí, làm phách của hội đồng sẽ không được tham gia chấm thi tự luận.
 
Ở khâu chấm thi, dự thảo vẫn quy định việc chấm kiểm tra 5% số bài thi rút ngẫu nhiên. Bên cạnh đó, trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT sẽ quyết định thành lập hội đồng chấm thẩm định toàn bộ hoặc một số bài thi, kiểm tra kết quả chấm phúc khảo của một số hội đồng thi.
 
Trong thành phần chấm thẩm định này, ngoài lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ GD-ĐT, giáo viên, giảng viên có chuyên môn tốt cũng sẽ được huy động.
 
Điểm tốt nghiệp: Kết quả thi chiếm 70%
 
Theo quy định, điểm xét tốt nghiệp THPT năm nay gồm tổng điểm của 4 bài thi bắt buộc x7 cộng với điểm trung bình cả năm lớp 12 của thí sinh x3, cộng với điểm ưu tiên (nếu có).
 
Điểm bài thi của thí sinh được quy về thang điểm 10 để tính điểm xét tốt nghiệp. Điểm xét tốt nghiệp được lấy đến hai chữ số thập phân, do phần mềm máy tính tự động thực hiện.
 
Những thí sinh đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật hủy kết quả thi, tất cả các bài thi để xét công nhận tốt nghiệp đều đạt trên 1,0 điểm theo thang điểm 10 và có ĐXTN từ 5,0 điểm trở lên được công nhận tốt nghiệp THPT.

Theo Tuổi Trẻ Online
 
14584254
Các tin khác
HUTECH nhận hồ sơ xét tuyển theo điểm thi ĐGNL từ 650 điểm Ngày 15/4, Hội đồng tuyển sinh HUTECH chính thức công bố ngưỡng điểm nhận hồ sơ xét tuyển đối với phương thức xét kết quả kỳ thi ĐGNL năm 2024 của...
Tuyển sinh đại học năm 2024: Chậm nhất ngày 19-8 thông báo thí sinh trúng tuyển đợt 1 Theo kế hoạch triển khai công tác tuyển sinh đại học các ngành và cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024 Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành, năm...
Đã có điểm thi đánh giá năng lực đợt 1: Thủ khoa đạt 1.076 điểm ĐH Quốc gia TP.HCM vừa công bố kết quả kỳ thi đánh giá năng lực 2024 đợt 1, trong đó thủ khoa đạt 1.076 điểm (thang điểm 1.200).
Hơn 90.000 thí sinh hoàn thành thi Đánh giá năng lực đợt 1, dự kiến ngày 15/4 có kết quả Sáng ngày 07/4, Kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2024 do Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức đã chính thức diễn ra với 93.831 thí sinh tham gia tại...
Hướng dẫn “tất tần tật” cho thí sinh thi Đánh giá năng lực đợt 1 tại điểm thi HUTECH Sáng ngày 07/4, hơn 95.000 thí sinh sẽ bước vào kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) đợt 1 năm 2024 do ĐHQG TP.HCM tổ chức. Trong đó, HUTECH phụ trách...
Quy định cần tuân thủ khi thi đánh giá năng lực 2024 -TTO- Đại học Quốc gia TP.HCM vừa công bố thông tin về cụm, điểm thi và các quy định dành cho thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 năm...
widget avatar
Đại học HUTECH

HUTECH chào bạn!
Mời bạn gửi thắc mắc của mình tại đây để được giải đáp nhanh chóng nhé!

×