Sinh viên HUTECH phát hiện công dụng kháng khuẩn bất ngờ của lá trầu

Trầu (hay còn gọi là trầu không, trầu xanh) là một loại cây quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Trong lá trầu có chứa tinh dầu thơm, vị nồng và phân tích y học hiện đại đã tìm thấy một số hợp chất quý. Năm 2017, lần đầu tiên, nhiều thành phần hóa học và hoạt tính kháng vi sinh vật của tinh dầu lá trầu (Piper betel L.) thu hái tại tỉnh An Giang được nhóm sinh viên Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) tách chiết và phân tích được.
 
Với đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu từ lá trầu không (Piper betle L.) và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn” của ba sinh viên chuyên ngành Công nghệ sinh học thuộc Viện Khoa học ứng dụng HUTECH gồm: Nguyễn Tuấn Anh, Huỳnh Chí Hiếu, Phan Hoài Phong do TS. Trịnh Thị Lan Anh hướng dẫn, đã xuất sắc giành giải Nhì của Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học - Euréka lần thứ XIX năm 2017. Qua những phát hiện mới, nhóm sinh viên đã được hội đồng khoa học đánh giá rất cao vì những giá trị khoa học mang tính ứng dụng thiết thực.
 
Hành trình “ngược xuôi” đi tìm nguồn mẫu để làm thí nghiệm
Xét về lịch sử nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của lá trầu, nhóm cho biết, chỉ có một đề tài đã nghiên cứu nhưng nồng độ các hoạt tính, cũng như thành phần chất được phát hiện còn rất hạn chế. Lần đầu tiên, thành phần hóa học và hoạt tính kháng vi sinh vật của tinh dầu lá trầu (Piper betel L.) thu hái tại xã Long Kiến, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang được nhóm sinh viên HUTECH chọn lấy mẫu và đưa vào thí nghiệm.

 
Sinh viên HUTECH phát hiện công dụng kháng khuẩn bất ngờ của lá trầu 4
Nhóm sinh viên HUTECH giành giải Nhì của Giải thưởng Sinh viên NCKH - Euréka năm 2017
 
Cũng như rất nhiều công nghiên cứu trình khoa học ứng dụng, ba anh chàng sinh viên Sài Gòn phải “ngược xuôi” vào tận các vườn trồng trầu ở miền Tây để xin lấy mẫu. Như kết quả phân tích được, do những đặc điểm về thổ nhưỡng cùng những điều kiện thiên nhiên khác nhau nên những thành phần hoá học, đặc biệt là hoạt chất kháng khuẩn thu được trong lá trầu tại địa phương này cao hơn các nơi khác. Theo đó, để thu được lượng tinh dầu tích tụ cao nhất trên lá trầu là vào khoảng mùa khô (từ tháng 1 đến tháng 6), các bạn đã phải bỏ ra rất nhiều tâm huyết cho những chuyến đi xa nhà trong suốt 1 năm trời. Trở về phòng thí nghiệm của Trường, sau rất nhiều lần thất bại, các bạn đã mạnh dạn thử thách mình với những hệ thống kỹ thuật tiên tiến để tách chiết thành công tinh dầu trong lá trầu.

Phát hiện tinh dầu của lá trầu chữa một số bệnh đường ruột
Một số công dụng trong tinh dầu của lá trầu được nhóm sinh viên HUTECH phát hiện và ghi nhận lại là các bệnh chủ yếu liên quan đến tiêu hoá, đường ruột. Kết quả thử hoạt tính kháng vi sinh vật cho thấy tinh dầu trầu có khả năng ức chế sự tăng trưởng của 4 chủng vi sinh vật điển hình trong hệ vi sinh vật đường ruột như: B. Subtillis (gây bệnh kiết lỵ), E. Coli (gây bệnh tiêu chảy), Salmonella (gây bệnh thương hàn) và Staphylococcus aureus (gây nhiễm khuẩn, nhiễm trùng).

 
Sinh viên HUTECH phát hiện công dụng kháng khuẩn bất ngờ của lá trầu 21
Quy trình trích ly tinh dầu từ lá trầu không của nhóm sinh viên HUTECH

Nếu như thuốc kháng sinh có hoạt tính diệt vi khuẩn, bao gồm khả năng diệt luôn các lợi khuẩn trong cơ thể người bệnh thì việc ức chế hại khuẩn nhưng không gây tác động xấu đến hệ miễn dịch ở tinh dầu lá trầu sau khi thử nghiệm cho kết quả rất tốt. Trong đó, hàm lượng chiếm nhiều nhất trong tinh dầu lá trầu là những dẫn xuất của phenol với các tác dụng sinh học tốt như: tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa, độc tính tế bào,...
 
Một số hướng ứng dụng mới từ tinh dầu lá trầu
Dựa trên những cơ sở thực nghiệm thu được, dược tính có trong thành phần tinh dầu lá trầu có thể sản xuất và thay thế thuốc kháng sinh tổng hợp truyền thống bằng kháng sinh từ thực vật từ lá trầu. Hơn nữa, với khả năng kháng vi khuẩn ở đường ruột có thể ứng dụng trong việc bảo quản thực phẩm hoặc áp dụng các hợp chất thiên nhiên này trong lĩnh vực mỹ phẩm, nhất là trong việc điều trị các bệnh do vi khuẩn, nấm trên da.
Ngoài ra, nhóm sinh viên HUTECH còn kiến nghị khảo sát khả năng kháng của tinh dầu lá trầu trên một số loại vi nấm và virus khác (như virus Zika,...), mở rộng nghiên cứu trên thân, rễ và hoa của cây trầu, từ đó chọn được nguồn nguyên liệu tối ưu để tiếp tục nghiên cứu các hoạt tính sinh học phục vụ ngành y dược và thực phẩm. Nghiên cứu này còn góp phần làm tăng giá trị kinh tế của trầu ở khu vực miền Nam nói riêng và ở Việt Nam nói chung.

 
Sinh viên HUTECH phát hiện công dụng kháng khuẩn bất ngờ của lá trầu 39HUTECH là điểm khởi đầu cho nhiều đề tài NCKH giàu ý nghĩa thực tiễn trong nhiều năm qua

Là một đề tài tiêu biểu đạt giải cao trong số 100 công trình nghiên cứu của Trường tham gia Giải thưởng Euréka lần thứ XIX năm 2017, giảng viên và sinh viên HUTECH mong muốn cống hiến nhiều hơn nữa những đề tài giàu tính thực tiễn, đem tri thức khoa học gần gũi hơn với cuộc sống. Những thành công mà Nhà trường đã đạt được trong thời gian qua hứa hẹn sẽ là nền móng vững chắc cho nhiều bạn trẻ sáng tạo, đóng góp trực tiếp cho sự phát triển chung của toàn xã hội.

Hà Giang
Phòng Tư vấn - Tuyển sinh - Truyền thông
14568428
Các tin khác
Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học HUTECH năm 2024 nhận bài đến 26/03 Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học (NCKH) năm 2024 Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) sẽ được tổ chức vào ngày 24/05. Tất cả các sinh...
Cuộc thi “Lắng nghe thực phầm lên tiếng - lần thứ 9, năm 2023” đã tìm ra ngôi vị Quán quân Sáng 21/5, vòng Chung kết cuộc thi “Lắng nghe thực phẩm lên tiếng” lần thứ 9 do Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH tổ chức tại Thu Duc Campus và tìm ra...
Cuộc thi “Lắng nghe thực phẩm lên tiếng” đã tìm ra Top 6 tài năng vào Chung kết Sáng 14/5, Bán kết cuộc thi “Lắng nghe thực phẩm lên tiếng” lần thứ 9 của Viện Khoa học Ứng dụng Trường HUTECH tổ chức diễn ra tại Saigon Campus....
Cuộc thi Lắng nghe thực phẩm lên tiếng lần IX thu hút hơn 70 đội thi đến từ các trường Đại học và THPT toàn TP.HCM Sáng 23/4, cuộc thi Lắng nghe thực phẩm lên tiếng - cuộc thi mang tính học thuật dành cho sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm tại các trường Đại...
×