Thầy trò Công nghệ Sinh học - Thực phẩm - Môi trường tham dự Hội nghị Công nghệ Sinh học toàn quốc 2

Ngày 22.11.2013 vừa qua, thầy trò khoa Công nghệ Sinh học - Thực phẩm - Môi trường đã cùng tham dự Hội nghị Công nghệ Sinh học toàn quốc – Khu vực phía Nam lần thứ III năm 2013. Đây là một trong những hoạt động lớn được tổ chức thường xuyên, sâu rộng trong toàn khu vực và được xác định là hoạt động trọng tâm mang tầm cỡ quốc gia về lĩnh vực Công nghệ Sinh học.

 Thầy trò Công nghệ Sinh học - Thực phẩm - Môi trường tham dự Hội nghị Công nghệ Sinh học toàn quốc 2 4

Chụp hình lưu niệm sau phiên toàn thể.

Đến tham dự tại Hội nghị Công nghệ Sinh học Toàn quốc Khu vực phía Nam lần III năm 2013, Trường Đại học Công nghệ Tp.HCM, Khoa Công nghệ Sinh học - Thực phẩm - Môi trường có sự tham gia của TS. Nguyễn Hoài Hương; TS. Nguyễn Thị Hai; TS. Thái Văn Nam và ThS. Phạm Minh Nhựt cùng các bạn sinh viên năm 3,4 của Khoa.

Lần này Khoa CN SH - TP - MT có một báo cáo oral:

 “Chọn lọc các chất phụ gia có nguồn gốc thực vật để bảo vệ và nâng cao hiệu lực diệt sâu của Spodoptera litura nucleopolyhedrosis virus (SLNPV)” (Nguyễn Thị Hai, Phan Công Vẹn, Nguyễn Cao Đẳng, Nguyễn Hoàng Nam).

 Ngoài ra có 6 poster:

            - “Phân lập, định danh virus gây chết sâu khoang ăn tạp (Spodoptera litura) và xác định hiệu lực của các chủng thu nhận được” (Nguyễn Thị Hai, Nguyễn Hoài Hương, Lâm Hữu Lộc).

            - “Xác định phổ ký chủ và độc lực của hai chủng tuyến trùng Heterorhabditis indica CP16 và Steinernema guangdongense XT” (Nguyễn Thị Hai, Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, Nguyễn Ngọc Phong, Lê Thị Tiền, Hồ Hoàng Đăng Khoa).

- “Phân lập vi khuẩn từ tuyến trùng EPN và khảo sát độc lực của chủng trên sâu Spodoptera litura” (Nguyễn Hoài Hương, Nguyễn Hoàng Anh Kha, Nguyễn Hiếu Dân, Nguyễn Thị Hai).

- “Phân lập và khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sản sinh hợp chất kháng khuẩn của Lactobacillus plantarum” (Lê Ngọc Thùy Trang, Phạm Minh Nhựt).

- “Khảo sát khả năng ứng dụng vi khuẩn phản nitrate phân lập từ nước thải chế biến thủy sản trong xử lý nước thải giàu nitrate” (Nguyễn Hoài Hương, Huỳnh Văn Thành, Lê Trần Ánh Tuyết).

- Nghiên cứu hiệu quả xử lý chì (Pb) trong bùn thải phát sinh từ trạm xử lý nước thải nhà máy acquy Đồng Nai của cỏ Vetiver zizanniodides L.Nash khi thay đổi hàm lượng phân compost” (Thái Văn Nam, Nguyễn Thị Thùy Dương, Nguyễn Trần Ngọc Phương).

- “Nghiên cứu quy trình sản xuất nước thanh long lên men từ thanh long phụ phẩm bằng nấm men Saccharomyces ceresiviae” (Pham Minh Nhựt, Bùi Vũ Thùy Dương, Đàm Thị Hà).

 

Thầy trò Công nghệ Sinh học - Thực phẩm - Môi trường tham dự Hội nghị Công nghệ Sinh học toàn quốc 2 30 

Tiểu ban Công nghệ Vi sinh tập trung đông đảo các thầy cô

Hội nghị đã diễn ra trong không khí cởi mở và chúng tôi đã học được rất nhiều từ kinh nghiệm nghiên cứu của những nhà khoa học đi trước và thông qua những nghiên cứu đó, chúng tôi đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm quý báu trong quá trình nghiên cứu và tự nghiên cứu của bản thân mình. Hội nghị kết thúc tốt đẹp vào cuối giờ chiều cùng ngày, chúng tôi tháo dỡ các poster đem về trưng bày tại trong phòng thí nghiệm Khoa Công nghệ Sinh học – Thực phẩm – Môi trường để xem đó là động lực lớn lao giúp chúng tôi có thể thực hiện được những nghiên cứu như những anh chị đã thực hiện được và để được tham dự Hội nghị Công nghệ Sinh học lần tiếp theo vào tháng 11/ 2015.  

Thầy trò Công nghệ Sinh học - Thực phẩm - Môi trường tham dự Hội nghị Công nghệ Sinh học toàn quốc 2 35 

Các “nghiên cứu viên  tập sự” năm 3 và 4 cùng hai “người dẫn đường”.

 Thầy trò Công nghệ Sinh học - Thực phẩm - Môi trường tham dự Hội nghị Công nghệ Sinh học toàn quốc 2 39

Còn một “tập sự nghiên cứu viên” nữa nãy giờ chụp hình bây giờ mới xuất hiện.

 Ngoài các thầy cô trong Khoa, tham gia Hội nghị này còn có các nhóm sinh viên NCKH năm 3 và 4 ngành CNSH đang tiếp nối một số đề tài được báo cáo. Đây là cảm nghĩ của một bạn sinh viên năm 3 sau khi dự Hội nghị:

          “Thật may mắn khi em có được cơ hội tham gia hội nghị Công Nghệ Sinh Học toàn quốc khu vực phía Nam, đây là lần đầu tiên em tham gia một Hội nghị Khoa học cấp quốc gia. Qua theo dõi các bài báo cáo cũng như những sự phân tích của các thầy cô đại diện trường mình, em thấy thật sự rất bổ ích đối với người sinh viên năm 3 CNSH như em, dù có những đề tài em chưa đủ kiến thức để hiểu hết. Trường mình có 1 báo cáo oral và 7 poster trong tổng số 60 báo cáo oral và 145 poster của cả Hội nghị. Các báo cáo tại hội nghị là tâm huyết, cố gắng làm việc không ngừng nghỉ của thầy cô và anh chị khóa trước. Em hiểu rằng để có được sức mạnh, nỗ lực, phấn đấu vươn đến thành công trong những ngày còn là sinh viên thì điều đầu tiên em phải học được đó là niềm tin và quan trọng nhất là niềm tự hào về thầy cô và ngôi trường đang từng ngày gắn bó. Trước hội nghị, đơn vị chúng ta như một gia đình đoàn kết, tất bật chuẩn bị cho từng poster, báo cáo để  “đem quân đi đánh xứ người”. Trong hội nghị, trường mình đã có bài báo cáo rất thành công, những ý kiến đóng góp và những câu hỏi cung cấp kiến thức và kinh nghiệm. Trên tất cả, em nghĩ em học được sự tự hào và tính đoàn kết của một tập thể biểu hiện rõ nhất qua mỗi lần thầy cô đứng lên phát biểu ý kiến, câu đầu tiên luôn là: “Tôi đến từ trường Đại học Công Nghệ TPHCM…”. Đó chính là điều quan trọng nhất em học hỏi được từ lần đầu tham dự Hôi nghị với thầy cô Hutech. Sau hội nghị ngày hôm ấy em mong rằng mọi người, những đơn vị khác, sẽ nhìn nhận khách quan hơn, sẽ công nhận những thành quả, cũng như đánh giá đúng khả năng của khoa Công nghệ sinh học – Thực phẩm – Môi trường nói riêng và Đại học Công Nghệ TPHCM nói chung trong việc đào tạo những ngành mũi nhọn cần thiết cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Riêng với bản thân, em cũng tự hứa rằng sẽ cố gắng phấn đấu trong học tập, làm việc và nghiên cứu để có thể không còn e dè và tự hào nói nói với người khác rằng : “Em học tại một trường đại học tư thục - Đại học Công Nghệ TPHCM, ngành Công nghệ Sinh học”.           

Bài: Lê Trí Kiểng, Lê Quốc Vũ 11DSH
Ảnh: Nguyễn Minh Hiếu, Trần Lam Tú Quyên, 10DSH

0
Các tin khác
Sinh viên Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH cập nhật kiến thức về bảo tồn động vật hoang dã Vừa qua, Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH phối hợp cùng Tổ chức Bảo vệ Động vật Hoang dã (WAR) và Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ tổ chức Hội thảo...
Sôi nổi Bán kết cuộc thi “Môi trường và con người” lần XIII do Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH tổ chức Vừa qua, Viện Khoa học Ứng dụng Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) tổ chức vòng Bán kết cuộc thi học thuật “Môi trường và Con người” nhằm...
Sinh viên Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH được “tiếp lửa” trên hành trình trở thành Sinh viên 5 tốt Ngày 30/3, Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) phối hợp cùng Viện Khoa học Ứng dụng tổ chức diễn đàn “Sinh...
Sôi nổi vòng Sơ loại Cuộc thi “Môi trường và con người” lần thứ XIII của Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH Vừa qua, Cuộc thi “Môi trường và con người” lần thứ XIII năm 2024 với chủ đề “Thị trường xanh” do Viện Khoa học Ứng dụng Trường Đại học Công nghệ...
Trao đổi cùng chuyên gia, sinh viên Viện Khoa học Ứng dụng vững kỹ năng làm nghiên cứu khoa học Nhằm trang bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết trong quá trình nghiên cứu khoa học (NCKH) và thực hiện đồ án tốt nghiệp, sáng ngày 7/3, Viện...
Cuộc thi "Môi trường và Con người" lần XIII sẽ chính thức khởi động vào tháng 2 tới đây “Môi trường và Con người” - cuộc thi học thuật thường niên do Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH tổ chức sẽ chính thức quay trở lại từ 26/02 đến 05/05...
×