Chương trình Đào tạo Chuẩn Hàn Quốc

1. Ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô
 Công nghệ kỹ thuật ô tô là ngành học tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực: cơ khí, tự động hóa, điện – điện tử và công nghệ chế tạo máy, chuyên về lĩnh vực khai thác, sử dụng và dịch vụ kỹ thuật ô tô – loại phương tiện giao thông vận tải thông dụng và có số lượng nhiều nhất hiện nay như điều hành sản xuất phụ tùng; điều kiện và lắp ráp ô tô; cải tiến, nâng cao hiệu quả sử dụng ô tô.
Trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về cơ khí ô tô – máy động lực, hệ thống truyền động – truyền lực, cơ cấu khí, hệ thống điều khiển,… để có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản, kỹ năng thực hành cao và các kỹ năng kỹ thuật liên quan đến ô tô.
Ngoài ra, cung cấp cho sinh viên các kỹ năng khai thác, sử dụng và dịch vụ kỹ thuật ô tô cũng như hoạt động điều hành sản xuất phụ tùng, điều kiện và lắp ráp, góp phần cải tiến, nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện cũng như phương thức kinh doanh ô tô trên thị trường.
Sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm các công việc như:
Kỹ sư vận hành, giám sát sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô - máy động lực tại các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ôtô, các cơ sở sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng ôtô
Kiểm định viên tại các trạm đăng kiểm ô tô
Nhân viên kinh doanh tại các doanh nghiệp kinh doanh ô tô, máy động lực, phụ tùng ô tô
2. Ngành Công nghệ Thông tin
Công nghệ thông tin hiểu theo nghĩa rộng là việc sử dụng máy tính và phần mềm máy tính vào việc tạo ra, lưu trữ, xử lý và truyền dẫn thông tin. Theo học ngành này, sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức chuyên sâu tùy theo chuyên ngành mình lựa chọn như: Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy tính, Hệ thống thông tin, Mạng máy tính truyền thông, Kỹ thuật phần mềm,...
Trang bị khối kiến thức đại cương về khoa học tự nhiên và đào tạo kiến thức chuyên sâu về công nghệ phần mềm, hệ thống thông tin, mạng máy tính, kỹ thuật máy tính; kỹ năng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và nắm bắt các xu thế công nghệ mới. Sinh viên có khả năng lập trình các phần mềm máy tính, điện thoại di động, game, thương mại điện tử; xây dựng hệ thống thông tin; phân tích và lập dự án triển khai các phần mềm ứng dụng;...
Bên cạnh kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, sinh viên còn được phát triển khả năng tự nghiên cứu, thử nghiệm để ứng dụng công nghệ đáp ứng các nhu cầu thực tế của đời sống.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc ở các vị trí như:
Lập trình viên phần mềm, chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính,... tại các công ty phần mềm, công ty cung cấp giải pháp về công nghệ thông tin, công ty sản xuất, lắp ráp, sửa chữa trang thiết bị phần cứng.
Trở thành chuyên gia quản lý, điều phối các dự án công nghệ thông tin tại các tập đoàn, doanh nghiệp, tổ chức thương mại điện tử trong và ngoài nước.
3. Ngành Kinh doanh quốc tế
 Kinh doanh quốc tế thuộc nhóm ngành kinh doanh, ngành này cung cấp những kiến thức chung về quản trị kinh doanh và kiến thức chuyên môn thuộc lĩnh vực kinh doanh quốc tế như đầu tư quốc tế, logistic và vận tải quốc tế, thanh toán quốc tế, marketing quốc tế, hoạch định chiến lược kinh doanh quốc tế….
Cung cấp kiến thức nền tảng về quản trị kinh doanh, các vấn đề tổng quan và chuyên sâu về thương mai quốc tế, các chính sách kinh tế đối ngoại chủ yếu hiện nay, đặc điểm phát triển kinh tế thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa, những vấn đề về hội nhập kinh tế, đầu tư quốc tế tại Việt Nam,…
Chương trình đào tạo còn cung cấp cho sinh viên các kiến thức nghiệp vụ, kỹ năng cụ thể về các vấn đề thanh toán quốc tế, bảo hiểm ngoại thương, tranh chấp trong thương mại quốc tế, cách thức xâm nhập thị trường nước ngoài….Đồng thời, kỹ năng đàm phán, thương lượng, giải quyết tình huống kinh doanh, đặc biệt là kỹ năng tiếng Anh chính là những hành trang cần thiết mang tính chiến lược của các cử nhân Kinh doanh quốc tế
Sau khi tốt nghiệp ngành Kinh doanh quốc tế, các bạn có thể làm các công việc như:
Chuyên viên kinh doanh, xuất nhập khẩu của các đơn vị sản xuất kinh doanh, các công ty thương mại, công ty xuất nhập khẩu, văn phòng đại diện, đại lý vận tải tàu biển, hàng không, bảo hiểm, ngân hàng…
Nhân viên, trợ lý xuất nhập khẩu, thăng tiến trở thành nhà quản lý xuất nhập khẩu hay lãnh đạo tại các công ty nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế.
Giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng có đào tạo về quản trị kinh doanh và kinh doanh quốc tế
 
4. Ngành Quản trị kinh doanh
 Quản trị kinh doanh là việc thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa "hiệu suất", "quản lý hoạt động kinh doanh" bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý. Quản trị kinh doanh có thể chia thành nhiều ngành chuyên sâu như: quản trị nhân sự, quản trị kinh doanh tổng hợp, quản trị kinh doanh quốc tế, thương mại, quản trị truyền thông, marketing,…
Cung cấp kiến thức nền tảng, chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp, quản trị marketing, quản trị tài chính – ngân hàng để điều hành và quản lý doanh nghiệp.
Sinh viên tốt nghiệp có khả năng xây dựng, triển khai các hợp đồng ngoại thương; kiểm soát tình hình tài chính doanh nghiệp; xây dựng chiến lược và lập kế hoạch tiếp thị, tìm kiếm thị trường kinh doanh cũng như tự tạo lập doanh nghiệp cho riêng mình.
Bên cạnh khối kiến thức chuyên môn, sinh viên được trang bị thêm các kỹ năng cần thiết như ngoại ngữ, tin học, kỹ năng lãnh đạo, làm việc nhóm, lập kế hoạch và phát triển toàn diện các kỹ năng đàm phán, thương lượng, giải quyết tình huống kinh doanh,…
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhiệm các công việc như:
Chuyên viên tại phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, phòng marketing, phòng hỗ trợ - giao dịch khách hàng của các công ty, tập đoàn về tài chính, chứng khoán
Thăng tiến trở thành Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính tại các tập đoàn, công ty
Tự thành lập và điều hành công ty riêng
5. Ngành Quản trị Khách sạn
Quản trị khách sạn là quản lý và tổ chức các hoạt động của khách sạn một cách hiệu quả và hợp lý, bao gồm việc lập các báo cáo kết quả tài chính, các bản thu - chi; lập ra quy tắc trong quá trình quản lý từng bộ phận của khách sạn từ lễ tân, buồng đến ẩm thực, sự kiện,…
Người làm tốt công việc quản trị khách sạn cần có khả năng giao tiếp, khả năng tổ chức và quản lý để lên kế hoạch và phân công, đôn đốc nhân viên thực hiện đúng kế hoạch.
Cung cấp kiến thức, nghiệp vụ về nhà hàng - khách sạn như quản lý hệ thống phòng, quản lý nhân viên, giao tiếp khách hàng, chuẩn bị sự kiện, giải quyết rủi ro, am hiểu về rượu và các loại thực phẩm thường dùng tại khách sạn, có kiến thức văn hóa đặc trưng đa quốc gia, luật lưu trú,…
Sinh viên tốt nghiệp đảm trách tốt công tác chuyên môn về quản trị lễ tân, quản trị phòng, quản trị ẩm thực, quản trị nhân sự, quản trị khu resort, marketing trong nhà hàng – khách sạn, văn hóa ẩm thực,… và có kỹ năng xử lý các tình huống, sự cố liên quan đến nghiệp vụ khách sạn phát sinh trong thực tế.
Sinh viên ngành Quản trị khách sạn sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm các công việc như:
Quản lý hoặc chuyên viên các bộ phận tiền sảnh – lễ tân, phòng, ẩm thực, bếp, hội nghị yến tiệc, nhân sự, tài chính – kế toán, kinh doanh – tiếp thị, hành chính, nhân lực, tài chính, marketing,… tại các resort, khách sạn, khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí
Cán bộ điều hành, tiếp thị, nhân sự, tài chính tại các cơ quan nghiên cứu, kinh doanh du lịch trong và ngoài nước
6. Ngành Marketing 
 Marketing là một hình thức không thể thiếu trong kinh doanh, bao gồm tất cả các hoạt động hướng tới khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ thông qua quá trình tiếp thị sản phẩm, phát triển thương hiệu. Mục tiêu cao nhất của marketing chính là trở thành chiếc cầu nối bền chặt giữa doanh nghiệp với khách hàng mục tiêu.
Trang bị kiến thức và kỹ năng về kinh doanh và marketing như: nghiên cứu thị trường, xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng, thiết kế chương trình phân phối sản phẩm, tổ chức phân phối sản phẩm, định giá sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tổ chức sự kiện,...
Sinh viên có khả năng phân tích, dự báo nhu cầu thị trường, tổ chức thực hiện và quản lý các hoạt động nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược phát triển và quản trị thương hiệu, nghiên cứu hành vi tiêu dùng và nhu cầu khách hàng, tổ chức hệ thống thông tin marketing, xây dựng kế hoạch truyền thông marketing.
Sinh viên ngành Marketing sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm những công việc như:
Chuyên viên nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng, quảng cáo, quan hệ công chúng, phát triển sản phẩm, phát triển và quản trị thương hiệu tại các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
Cán bộ nghiên cứu hoạch định chiến lược marketing, quản lý tổ chức kế hoạch marketing, tổ chức thực hiện các hoạt động quan hệ khách hàng tại các công ty chuyên về truyền thông, tổ chức sự kiện, quảng cáo,…
Giảng dạy, nghiên cứu về quản trị kinh doanh, marketing tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp
 7. Ngành Hàn Quốc học 
Ngôn ngữ Hàn Quốc là ngành trang bị kiến thức và kỹ năng tiếng Hàn để vận dụng trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, xuất nhập khẩu, du lịch,... và văn hóa, phong tục của xứ sở kim chi này.
 Hàn Quốc vừa là một trong những đối tác hàng đầu của Việt Nam, vừa là quốc gia có sức hút lớn về văn hóa, nghệ thuật và ẩm thực…chính vì vậy Ngôn ngữ Hàn Quốc cũng trở thành lựa chọn đáng giá cao của các bạn trẻ, đặc biệt là giới trẻ Việt Nam. ​
Đến với ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc các bạn sinh viên sẽ được rèn luyện những kĩ năng cơ bản cũng như chuyên sâu như nghe – nói – đọc – viết và song song đó ngành còn trang bị những kiến thức bổ trợ về văn hóa, kinh tế, con người… nhằm hỗ trợ tối đa cho môi trường làm việc sử dụng tiếng Hàn.​
Bên cạnh các kỹ năng cơ bản, sinh viên còn được hỗ trợ thêm về các kỹ năng mềm như thuyết trình trước đám đông, cách ứng xử giao tiếp, làm việc nhóm,… nhằm để các bạn làm quen trước với phong cách làm việc của người Hàn và môi trường làm việc của các doanh nghiệp đa quốc gia.
Sau khi ra trường, sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc có thể đảm nhận các vị trí khác nhau như:
Biên dịch viên, phiên dịch viên trong các tổ chức, cơ quan ngoại giao, các doanh ngiệp Hàn Quốc hoặc đang hợp tác song phương với Hàn.
Chuyên viên Marketing, tổ chức sự kiện, giao dịch thương mại văn phòng trong các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng tiếng Hàn.
Hướng dẫn viên du lịch, chuyên viên tại các công ty du lịch, nhà hàng, khách sạn quốc tế.
Giảng dạy tiếng Hàn tại các trường Đại học, Cao đẳng…
 
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Viện Công nghệ Việt Hàn HUTECH
Địa chỉ: 475A Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Website:  https://www.hutech.edu.vn/vkit#
Email: vkit@hutech.edu.vn
Điện thoại: (028) 5449 9988
14589069
×