Chuyện trường chuyện lớp
Chuyện trường chuyện lớp
Chuyện trường chuyện lớp
Chuyện trường chuyện lớp


Chuyện trường chuyện lớp
Chuyện trường chuyện lớp


 

Bồi hồi nhớ lại những tháng ngày còn là cô sinh viên chân ướt chân ráo vào Sài Gòn nhập học, cô Trang cảm thấy vô cùng tự hào khi có cho mình một thời sinh viên ngập tràn màu sắc. Hầu như các hoạt động sôi nổi nhất của sinh viên thời ấy như: Hoạt động văn nghệ, Đoàn - Hội hay tham gia Ban cán sự lớp,... cô đều tham gia rất tích cực và để lại nhiều kỷ niệm đẹp. 

 

Xuất phát điểm từ một nữ sinh phổ thông khá rụt rè, ít tham gia các hoạt động của lớp, nhưng rồi ước muốn tự lập để bố mẹ yên tâm và tự hào khi mình rời quê lên thành phố học đã thôi thúc cô sinh viên 17 tuổi năm nào không ngừng nỗ lực học tập, chăm chỉ tham gia các hoạt động trường lớp để tự trui rèn cho bản thân. “May mắn thay, các thầy cô HUTECH thời ấy đã rất yêu thương, dìu dắt cô trong tất cả các hoạt động nên cô đã tham gia vô cùng sôi nổi” - cô Trang chia sẻ.

 

Nhắc đến điều hối tiếc nhất trong thời sinh viên, cô Trang tâm sự: “Có lẽ điều hối tiếc nhất thời sinh viên của cô là chưa từng tham gia Mùa Hè Xanh. Bởi lúc ấy, bố mẹ không cho vì sợ con gái phải đi xa nhà. Nhưng khi chứng kiến các bạn sinh viên bây giờ tham gia hoạt động Mùa Hè Xanh, cô luôn cảm thấy nó rất ý nghĩa. Là sinh viên, cô nghĩ nên trải qua những hoạt động như vậy!”


Chuyện trường chuyện lớp
 

 

Được sự dìu dắt của thầy cô, từ đầu năm ba Đại học, cô sinh viên ngày ấy dần nhận ra ý nghĩa quan trọng của việc đứng lớp và truyền đạt kiến thức cho người học. Chứng kiến biết bao thầy cô miệt mài với bài giảng, cô nhận ra đây là một nghề nghiệp ý nghĩa và mang lại sự hạnh phúc. Niềm say mê giảng dạy cũng từ đó len lỏi vào trái tim và cô tự ý thức rằng, bản thân phải nỗ lực học tập thật giỏi để có thể chinh phục ước mơ này. 

 

Thời sinh viên, cô Trang may mắn được học tập cùng những thầy cô giỏi như: GS. Võ Thanh Thu, GS. Hoàng Thị Chỉnh, GS. Nguyễn Đông Phong, GS. Đoàn Thị Hồng Vân,... Chính những tấm gương cống hiến miệt mài cho giáo dục ấy đã đem lại niềm cảm hứng cho cô Trang trên hành trình theo đuổi nghề giáo của mình.

 

Nghề giáo cũng như bao nhiêu ngành nghề khác, luôn tồn tại nhiều khó khăn, thử thách buộc chúng ta phải biết cách vượt qua. Là người phụ nữ Á Đông, cô Trang luôn cố gắng cân bằng giữa công việc và gia đình. Cô tâm niệm: “Yếu tố gia đình cần đảm bảo để có thể bồi đắp thêm sự hạnh phúc cho nghề nghiệp. Áp lực công việc, áp lực gia đình sẽ luôn có nhưng quan trọng là bản thân mình phải luôn cố gắng tìm kiếm những điều tốt đẹp nhất để đón nhận.” 

 

Câu nói yêu thích của cô Trang: “Look for the good in every situation”, tức là chúng ta chỉ nên nhìn về điều tốt đẹp trong mọi tình huống và nếu được thì hãy cười thật nhiều! - cô Trang chia sẻ.


Chuyện trường chuyện lớp
 

Để hành trình tuổi trẻ trở nên tươi đẹp hơn, mỗi sinh viên nên tìm kiếm cho mình giảng viên tâm đắc để vừa “làm bạn”, vừa là chỗ dựa tinh thần lẫn định hướng tương lai. Và nhân vật chính của HUTECH Stories Ep.108 cũng thế khi may mắn được rất nhiều thầy cô yêu thương và chỉ bảo tận tình ngay còn trên ghế giảng đường. 

 

Nhắc đến những giảng viên ảnh hưởng nhất trong hành trình trở thành Nhà giáo của mình, cô Trang liền kể về Tiến sĩ Khoa học Phan Nhiệm - Nguyên Trưởng Khoa Quản trị kinh doanh HUTECH và Giáo sư Tiến sĩ Võ Thanh Thu. “Thầy Nhiệm là người sở hữu đầy đủ những chuẩn mực đạo đức - giá trị - trách nhiệm của một nhà giáo trong xã hội hiện nay. Không chỉ dạy kiến thức, thầy còn dạy cô cách đối nhân xử thế, xử lý tình huống đời thường, quan hệ bạn bè đồng nghiệp. Ngoài ra, thầy còn hướng dẫn cô cách cư xử, giao tiếp, tạo mối quan hệ trên cương vị là một giảng viên trẻ mới vào nghề.” - cô Trang bồi hồi kể lại. 

 

Với GS.TS. Võ Thanh Thu, cô Trang luôn bày tỏ sự biết ơn và xem như người mẹ thứ hai của mình. “Cô Thu là người dạy cô từ thời Đại học, Thạc sĩ lên cả hướng dẫn Nghiên cứu sinh. Nhớ nhất là khoảng thời gian nghiên cứu sinh với nhiều áp lực từ công việc, gia đình đến học tập, cô Thu luôn động viên và nhắc nhở cô thường xuyên và luôn đón nhận lời giải thích, không bao giờ la rầy và gây áp lực cho cô.” Nhờ đó, những áp lực deadline dần được cởi bỏ và cô Trang đã có thể thoải mái hoàn thành tốt mọi công việc được giao!

 

Đó là những bài học vô giá mà cô Trang đã luôn ghi nhớ và áp dụng cả trong tư duy lẫn cách ứng xử với đồng nghiệp, sinh viên sau này. Có lẽ vì vậy, ta sẽ không khó để bắt gặp hình ảnh cô Trang đang tâm sự, miệt mài định hướng cho các bạn sinh viên tại chính ngôi trường HUTECH này.


Chuyện trường chuyện lớp
 

Được đứng trên bục giảng và truyền đạt tri thức cho thế hệ học sinh sinh viên là niềm mơ ước của biết bao “nhà sư phạm tương lai”. Vậy để hiện thực hóa giấc mơ ấy, mỗi bạn sinh viên cần phải chuẩn bị gì khi còn đang học tập trên giảng đường? 

 

“Nếu có ước mơ được làm công việc đứng trên bục giảng, bạn sinh viên ấy cần siêng năng học tập để giỏi về chuyên môn, trui rèn kỹ năng, đạo đức và đặc biệt là yếu tố ngoại ngữ (cụ thể là Tiếng Anh). Ngoài ra, mỗi sinh viên hãy đặt tay lên trái tim mình và tự hỏi bản thân: “Tôi có thật sự yêu nghề không?”. Bởi chỉ có lòng yêu nghề sâu sắc, bạn mới có thể tiếp tục cố gắng học tập, trau dồi thêm kiến thức trong 3-5 năm tới để có thể đạt được ngưỡng chuẩn của giáo dục Đại học. Nếu bản thân chưa đủ đam mê sẽ dễ khiến mọi công sức, tiền bạc và thời gian trở nên lãng phí!” - cô Trang nhắn nhủ đến các bạn sinh viên.

 

Là người được giữ lại Khoa sau tốt nghiệp, hơn ai hết, cô Trang luôn tạo điều kiện cho các cựu sinh viên có thể ở lại làm việc tại Khoa. Chính vì thế, cô đã luôn nỗ lực tìm kiếm những bạn sinh viên có thành tích học tập tốt để “gieo mầm” và cùng định hướng, hỗ trợ khi sinh viên cần. “Thành quả ngọt ngào nhất trong sự nghiệp giảng dạy của cô chính là nhìn thấy sự thành công của học trò.” - cô Trang tâm sự. 

 

Cuối buổi trò chuyện, cô Trang cũng không quên gửi lời chúc sức khỏe đến các quý thầy cô giảng viên HUTECH nhân dịp “Tết” Nhà giáo 20/11 cận kề. “Chúc cho tất cả quý thầy cô luôn cảm thấy hạnh phúc, tự hào về nghề mình đang làm bởi chỉ có hạnh phúc mới có thể làm những điều tốt đẹp nhất cho sinh viên. Hãy mở rộng “dung lượng trái tim” đối với sinh viên bằng tình yêu thương để không chỉ “dạy” mà còn “dỗ”, động viên, dìu dắt và định hướng cho các bạn sinh viên trên hành trình học tập này.”

 

Chuyện trường chuyện lớp
 

Đến với HUTECH, mỗi giảng viên đều mang đến giảng đường những mảng màu đặc biệt và đậm dấu ấn cá nhân. Các bạn sinh viên sẽ không khó để bắt gặp những khoảnh khắc hài hước, “so-ciu” và một chút lầy lội cả trong lẫn ngoài giờ học trên giảng đường.


Chuyện trường chuyện lớp
 

“Thầy Hoàng Nguyên Khai khác biệt hẳn so với các thầy cô em từng học. Ở môi trường đại học HUTECH, đa số các thầy cô đều thoải mái trong công tác quản lý lớp học, tuy nhiên thầy Nguyên Khai lại khá nghiêm khắc. Việc nghiêm khắc của thầy không chỉ giúp lớp học đi vào nề nếp mà còn giúp cho các bạn sinh viên học hỏi được nhiều điều trong cách giao tiếp, học tập, từ đó làm nền tảng để theo học các môn học sau.

 

Không chỉ truyền đạt đến sinh viên những bài học lý thú với các ví dụ thực tế, thầy còn lồng ghép những câu chuyện đầy nhân văn vào các tiết học, giúp không khí lớp học luôn sôi nổi, đồng thời các bạn sinh viên cũng học hỏi được nhiều kiến thức từ thực tiễn hơn. Khác với vẻ nghiêm nghị trên bục giảng, thầy luôn thể hiện sự gần gũi, "xì teen" với những động tác say hi, bắn tym đầy dễ thương khi tham gia các hoạt động ngoại khóa cùng sinh viên.
 

Nhắc đến thầy Nguyên Khai, hầu hết các thế hệ sinh viên sẽ không thể nào quên combo Kinh tế vi mô và Kinh tế vĩ mô - 02 môn học do thầy giảng dạy. Ám ảnh với kiến thức của các môn học đại cương là điều hầu hết sinh viên thường gặp phải khi mới bước chân vào cánh cửa đại học. Tuy nhiên, đọng lại trong lòng em cũng như các bạn sinh viên sẽ mãi là hình ảnh siêu cấp dễ thương của thầy và những bài học đầy bổ ích.”

 
Chuyện trường chuyện lớp

“Nhắc đến cô Chế Dạ Thảo là cả một bầu trời “so ciu” đối với các bạn sinh viên nào từng được học với cô, và em may mắn là một trong số đó. Cô Thảo đã để lại cho em rất nhiều ấn tượng về cách cô truyền tải kiến thức đến các bạn sinh viên, cách cô làm cho lớp học lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười, cách cô làm cho các bạn hứng thú với tiết học của mình. Bên cạnh đó, cũng có những phút giây sâu lắng, đó là khi cô Thảo kể về những trải nghiệm cuộc đời, những bài học mà cô đã rút ra để truyền cảm hứng cho những thế hệ sinh viên như chúng em.
 

Điều khiến em ấn tượng nhất là cách cô Thảo dẫn dắt vào chủ đề của mỗi buổi học. Cô luôn tạo không khí cho lớp bằng cách kể một câu chuyện, hoặc bắt chuyện với các bạn trong lớp để rồi dẫn dắt vào bài học một cách rất mượt mà, rất lôi cuốn làm cho em cùng các bạn hào hứng mãi không thôi.

 

Đặc biệt, bên cạnh việc sở hữu một giọng nói siêu hay, cô Thảo còn có khả năng đổi giọng mượt mà lắm, chẳng hạn khi đang dùng tone giọng nữ trầm, cô liền biến hóa sang tone cute girl rất linh hoạt.”

 

- Ngàn Thương bộc bạch.

 

Không chỉ là một Thạc sĩ Giáo dục học, cô Dạ Thảo còn là chuyên viên tâm lý thường đưa ra lời tư vấn và giúp đỡ nhiều sinh viên HUTECH vượt qua giai đoạn stress hay khủng hoảng về tâm lý.
 

Khi biết HUTECH Stories Ep.107 lần này có sự xuất hiện của cô Dạ Thảo, một bạn sinh viên giấu tên đã tìm đến chúng tôi và chia sẻ: “Nhắc đến cô Thảo là sự biết ơn. Nhờ cô mà em được “cởi mở” tư tưởng về nhiều thứ. Có một giai đoạn, em bị stress nặng nề, kiệt sức về mặt tâm lý, em thường tìm đến cô để chia sẻ, tâm sự. Nhờ vậy mà em vượt qua được rất nhiều những suy nghĩ tiêu cực, dần mạnh mẽ hơn và tìm lại được niềm vui trong cuộc sống. Đối với người có vấn đề về tâm lý, việc được người khác chấp nhận, lắng nghe, đồng hành và thấu hiểu là vô giá. Em biết từ cảm ơn là không đủ với những gì cô đã luôn giúp đỡ và động viên em trong suốt thời gian vừa qua!”

 
Chuyện trường chuyện lớp

Nhắc đến thầy Đại, Thành Luân cho rằng thầy giống như một người “đa nhân cách” bởi ở thầy tồn tại hai nét tính cách hoàn toàn độc lập khi ở trong và ngoài lớp học. “Bên trong lớp học, thầy dạy rất hay, nhưng rất khó - đôi lúc như một “ác quỷ học đường” vậy á (cười). Đi trễ là đi trễ không có bất kỳ lý do lý trấu gì hết và mức phạt cho những lần đi trễ đó đều được cộng dồn lên”.

 

Thành Luân tiếp tục “tố” thầy bằng giọng điệu rất dễ thương qua một ví dụ: Đi trễ lần đầu phạt đứng 30 phút, lần thứ hai tăng lên gấp đôi là 1 tiếng, lần thứ ba là 1 tiếng rưỡi,… cứ thế cộng dồn lên đến buổi học cuối cùng. Nhưng cũng nhờ vậy, lớp của thầy Đại luôn là một trong những lớp đi học đúng giờ và đầy đủ nhất!
 

Còn khi bước ra khỏi lớp học, trong các hoạt động ngoại khóa, thầy Đại như trở thành một con người khác vậy. “Thầy em có nguồn năng lượng rất tích cực, có thể nói là “top” những thầy cô “so ciu, tích cực, vui nhộn” nhất Khoa em luôn (ánh mắt ngưỡng mộ). Bất kỳ một chương trình nào của Khoa từ học thuật, giải trí, tình nguyện, thầy em đều có mặt! Thầy Đại quậy số 2 thì không ai quậy số 1”. Ngoài ra, Thầy còn là một trong những lá cờ đầu phát động những chương trình mới lạ, cũng như các trò chơi độc đáo.


Chuyện trường chuyện lớp
 

“Sau đợt tour kiến tập năm nhất, em mới biết được rằng thầy rất gần gũi, thân thiện, hòa nhập cùng sinh viên khi tham gia chơi các trò chơi teambuilding. Thầy chơi rất năng nổ, hăng say và cuồng nhiệt. Thầy luôn cố gắng nghĩ ra những phương án, lối chơi “lách luật” break the rules và bất chấp mọi rào cản khiến chúng em cười nghiêng ngả.

 

Còn trong các giờ giảng, thầy không những dạy kiến thức lý thuyết mà còn lồng ghép các câu chuyện hài hước, đời thực và cả những kinh nghiệm mà thầy đã từng trải qua với nhiều cung bậc cảm xúc. Nhờ vậy mà buổi dạy không bị nhàm chán, sinh viên như chúng em còn cảm thấy hào hứng và nắm vững kiến thức hơn. Bên cạnh đó, cùng với biểu cảm khuôn mặt hài hước và sự duyên dáng, thầy Thi luôn được nhiều sinh viên vô cùng yêu quý.

 

Bật mí, thầy còn là một người rất đam mê và có khiếu âm nhạc. Thầy hát everywhere và everyday như tạo ra 1 nguồn năng lượng cực kỳ tích cực, điều này giúp chúng em cảm thấy lạc quan hơn, cuộc sống sinh viên cũng trở nên nhẹ nhàng hơn.”

 

Dễ bắt gặp một thầy Hồng Thi vui nhộn, hài hước, rất gần gũi với tất cả mọi người chứ không riêng đối với sinh viên. Đó là điều mà HUTECH-ers cảm nhận được ở “ông thầy phân phát nụ cười” cho cả HUTECH này.

 

- Thảo Ly hào hứng.


Chuyện trường chuyện lớp

“Hồi cấp 3 em cứ ngỡ chốn đại học vui lắm, ai dè… vui thiệt! Được gặp những người bạn mới, biết thêm những giọng nói đặc trưng vùng miền (giọng Huế, giọng Phú Yên, bla bla), được gặp rất nhiều thầy cô trẻ trung, năng động, giỏi giang là một niềm vinh hạnh trong quãng thời gian học đại học của em. Và em may mắn được cô Nguyễn Thị Thái Hà chủ nhiệm - một người cô, người bạn, người mẹ nhiệt tình, vui vẻ, có chút “lầy lội”, cá tính và cực kì hài hước.

 

Một hôm, trong giờ kiểm tra bài nhỏ nhỏ bất ngờ, bỗng cô dừng lại chỗ bạn nữ ngồi gần em với ánh mắt suy tư trầm ngâm. Lúc đó, bạn ấy run bần bật vì sợ cô nghĩ mình giấu “bùa”, nào ngờ đâu cô hỏi: “Giày em mua ở đâu xinh quá dzậy! Cô gửi tiền, nhờ em mua giúp cô một đôi như vậy điiii". Vậy là “nữ hoàng thời trang” làm bạn em một phen hồn bay phách lạc (cười lớn).

 

Điều em ấn tượng nhất ở cô Hà có lẽ vẫn là kiến thức chuyên môn và cách truyền tải kiến thức đến sinh viên của cô! Nhờ những kiến thức, kinh nghiệm và cả trải nghiệm của cô mà chúng em đã có một học phần Pháp luật về Thương mại điện tử vô cùng thú vị và dễ hiểu.”

 

- Quốc Nhật chia sẻ -


Chuyện trường chuyện lớp

Theo góc nhìn của Thúy Kiều, thầy Hiếu là một “idol” bởi thầy luôn là người nhiệt tình trong các hoạt động giảng dạy, hoạt động ngoại khóa và các chương trình liên quan tới văn hóa Hàn Quốc,...

 

"Trong các công việc liên quan tới học tập và nghiên cứu, thầy hơi khó tính để mong muốn kết quả tốt nhất, nhưng trong các hoạt động khác thì thầy rất thoải mái và vui vẻ. Thầy hay pha trò trong các giờ học nên lớp học không bị nhàm chán mà lại rất thú vị.
 

Ngoài ra, thầy cũng là một dancer nhảy rất cháy trong mắt em, thầy cũng có nhiều video rất lầy lội được đăng tải với ước mơ trở thành idol tik tok. Lần nào trường tổ chức thi Tiếng hát từ Giảng đường hay mời thầy làm mentor cho các show thi văn nghệ sinh viên em đều có mặt để hò hét đến mất giọng - không phải cổ vũ cho các bạn mà là để cổ vũ cho thầy Hiếu.

 

Nhân đây, em cũng xin thay mặt các bạn sinh viên VKIT muốn gửi đến thầy một lời nhắn nhủ là: "Thầy ơi! Nhớ đừng đánh rớt tụi em môn Tiếng Hàn nha. Yêu Thầy!""

 

- Thúy Kiều tâm sự -



Chuyện trường chuyện lớp

Ở HUTECH, không chỉ dừng lại ở danh xưng "thầy cô", đối với các HUTECH-ers và các các thế hệ sinh viên, 2 tiếng gọi ấy vừa thiêng liêng, vừa gần gũi, thân tình. Bởi thế, hòa cùng không khí chào đón Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, sinh viên HUTECH lại tích cực thi đua, phấn đấu, tạo minh chứng để thể hiện bản thân trước những nỗ lực giảng dạy của thầy cô - xem đây là những món quà mang ý nghĩa tri ân sâu sắc.

 

Podcast này sẽ là dịp để các "trò cưng" của thầy cô nói lên tiếng lòng của mình, thay cho lời cảm ơn đến những "người khai sáng"...

 

... Đó là những chia sẻ từ bạn Nguyễn Lan Hương - sinh viên ngành Dược học (Khoa Dược) người "giắt túi" hàng loạt các đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên và bạn Huỳnh Chí Nguyện - sinh viên Công nghệ Ô tô (Viện Kỹ thuật HUTECH) gương mặt vàng trong làng săn học bổng, vượt khó học tốt…

 

Những câu chuyện thầy trò, quan điểm xoay quanh 2 tiếng "thầy trò" vô cùng thiêng liêng, trong sáng... tất cả đều có trong số podcast đặc biệt dưới đây, mời cả nhà cùng xem nha!

 
 

 

Dù có thế nào đi nữa, thầy cô giáo luôn là người có bờ vai vững chãi, trái tim ấm áp, vòng tay đầy tình yêu thương... để làm bạn, làm người đồng hành, dẫn dắt nhiều bạn trẻ trên hành trình lập thân, lập nghiệp. Như một lời tri ân sâu sắc, HUTECH Lifestyle mang đến những khoảnh khắc đẹp của thầy và trò, được xem như chất keo gắn kết, thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo cao đẹp, ấm áp, nghĩa tình. 

Xem ngay món quà ý nghĩa sinh viên dành tặng cho các giảng viên 
TẠI ĐÂY
 

Chuyện trường chuyện lớp
Chuyện trường chuyện lớp
Chuyện trường chuyện lớp

Chuyện trường chuyện lớp
14607422
×