Thêm những mùa vàng bội thu, dấu ấn của thế hệ không ngừng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học 2

Cùng lắng nghe chia sẻ của các nhóm, các cá nhân tiêu biểu có nhiều thành tích trong Nghiên cứu khoa học (NCKH), về hành trình một năm đã đi qua. Ở đó chỉ có niềm đam mê nghiên cứu, sáng tạo không ngừng, khát khao đem những ý tưởng khoa học áp dụng vào thực tế.  Ở đó, những giọt mồ hôi trong quá trình nghiên cứu thực địa đã rơi, những giây phút miệt mài thâu đêm trong phòng thí nghiệm đã được đền đáp xứng đáng

 

HUTECH đã có một mùa “bội thu” về giải thưởng : 09 giải NCKH cấp Bộ 2020 (01 giải Nhì, 04 giải Ba và 04 giải Khuyến khích),  02 giải  NCKH Euréka (01 giải Nhì, 01 giải Khuyến khích)...

 

 

Thêm những mùa vàng bội thu, dấu ấn của thế hệ không ngừng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học 19

 

Thêm những mùa vàng bội thu, dấu ấn của thế hệ không ngừng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học 25

Theo thống kê, có hơn 90% người làm việc trước màn hình máy tính có nguy cơ mắc phải các bệnh về tim mạch, đặc biệt trong giai đoạn đất nước phát triển, nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật chiếm số đông, làm việc hàng giờ liền với máy tính là điều không thể tránh khỏi. Cùng với đó, các bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải, thủ tục phức tạp, những người bận rộn hay làm văn phòng sẽ không có thời gian khám sức khỏe định kỳ để phát hiện ra các bệnh như nhồi máu cơ tim, huyết áp cao, đột quỵ...
 

Từ suy nghĩ đó, nhóm đã bắt tay vào thực hiện đề tài: "Phát triển chuột máy tính tích hợp cảm biến đo nhịp tim dựa trên tín hiệu PPG", nghĩa là tích hợp cảm biến vào chuột máy tính để giúp mọi người tầm soát nhịp tim liên tục ngay trong lúc làm việc trên máy tính. Khi có bất thường về nhịp tim, người dùng sẽ nhận được thông báo để chủ động đến bệnh viện kiểm tra. Việc này cũng giảm số lượng bệnh nhân chờ khám mỗi ngày tại bệnh viện, giải quyết một phần tình trạng quá tải, tiết kiệm thời gian cho người sử dụng và mang tính thực tiễn, tiết kiệm tài chính cao...
 

Còn nhớ mục tiêu ban đầu của nhóm là được làm quen với một đề tài khoa học hoàn chỉnh, nhưng nhờ sự hướng dẫn của TS.Trần Viết Thắng cũng như quá trình nghiên cứu sâu vào các môn chuyên ngành Kỹ thuật y sinh, đã khiến cả nhóm ngày càng đam mê. Đúng thật, khi nhìn ra một vấn đề từ thực tế, giải quyết nó bằng khoa học để tạo ra một sản phẩm hữu ích có một sức hút khó cưỡng lại đối với bất kỳ ai xác định dấn thân vào con đường nghiên cứu.
 

Dành suốt 2 năm để nghiên cứu, gặp không ít khó khăn trong quá trình tìm thuật toán xác định tín hiệu PPG tính nhịp tim, cách tích hợp cảm biến đo nhịp và bộ bluetooth vào chuột máy tính, thậm chí ngay trước đêm báo cáo gặp phải sự cố lớp hàn đồng tróc ra khỏi mạch, đứt dây tín hiệu chuột...nhưng cả nhóm đều tin rằng chỉ cần đồng lòng mọi trở ngại đều vượt qua được.
 

“Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng” - đây là câu nói mà tất cả các thành viên tâm đắc nhất. Suốt thời gian làm đề tài, thực hiện nghiên cứu, học hỏi ai cũng tự nhắc mình rằng: Nếu nản lòng mà dừng lại, hành trình sẽ kết thúc và không thể hoàn thành mục tiêu; chỉ có cố gắng và cố gắng không ngừng mới là cách duy nhất để rèn giũa được sự bản lĩnh và thành công.
 

Một lần nữa, cả nhóm gửi lời cám ơn đến thầy Thắng vì đã luôn hỗ trợ, định hướng, gợi ý cách xử lý trước mọi tình huống, tìm nguồn tài liệu thích hợp, tổng duyệt tất cả báo cáo - bài thuyết trình...Với tất cả các thành viên trong nhóm, thầy không chỉ là người hướng dẫn, chỉ dạy những kiến thức mới lạ, mà còn tiếp sức, gầy dựng niềm tin lớn trong suốt quá trình làm nghiên cứu và báo cáo. Những thành quả của ngày hôm nay, luôn ghi dấu bóng dáng thầy!

Chia sẻ của nhóm SV Lê Thị Như Quỳnh, Vũ Thị Châu Hảo, Nguyễn Quốc Gia Mi (Viện Kỹ thuật HUTECH)

 

 

Thêm những mùa vàng bội thu, dấu ấn của thế hệ không ngừng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học 30

 

Thêm những mùa vàng bội thu, dấu ấn của thế hệ không ngừng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học 32

 

Ý tưởng thực hiện đề tài bắt đầu khi đang trong kì thực tập tại Nhật Bản, tại đây mọi người quan niệm ăn uống lành mạnh mang đến cuộc sống cân bằng và hạnh phúc. Nhưng hiện nay con người phải tiếp xúc nhiều loại thực phẩm không lành mạnh ẩn chứa nguy cơ gây bệnh. Dưới góc độ nông nghiệp, chúng mình hiểu rằng những tác nhân hóa học trong canh tác đã trực tiếp tạo ra nguồn thực phẩm kém chất lượng, tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư.

 

Khi quay về Việt Nam học tiếp năm thứ 4 Đại học và làm đồ án tốt nghiệp, chúng mình gặp TS. Nguyễn Hoài Hương (Trưởng ngành Công nghệ Sinh học, Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH) và được biết về các loại thực phẩm bị nhiễm nấm mốc sinh độc tố aflatoxin, là nguyên nhân gây ra các bệnh như ung thư gan. Cô Hương đã dạy cho chúng mình rất nhiều kiến thức về nông nghiệp hữu cơ, về probiotic của thực vật; hướng cả nhóm đặt vấn đề, làm thí nghiệm, sẵn sàng thảo luận để tìm ra phương án.  

 

Cả nhóm đặt ra mục tiêu tìm ra giải pháp giải quyết ở giai đoạn gieo trồng và thay thế các loại thuốc xử lý và phân bón hoá học, góp phần thúc đẩy sự phát triển nền nông nghiệp hữu cơ bền vững tại Việt Nam, cung cấp thực phẩm sạch cho người tiêu dùng và đẩy lùi được những thực phẩm kém chất lượng.

 

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng mình nhớ nhất lời cô dạy: làm NCKH là phải luôn biết tử tế với mọi người và chính bản thân mình thì mới có những nghiên cứu tốt, giúp ích cho xã hội. Cô còn nhấn mạnh: đã làm nghiên cứu phải nhiệt huyết, chịu khó tìm tòi để làm sáng tỏ mọi vấn đề. Khi ấy, cả nhóm kỳ vọng việc sử dụng các vi khuẩn có đời sống tự nhiên gắn liền với cây đậu phộng khi áp dụng trở lại cho cây dưới hình thức xử lý hạt, các chủng này sẽ nhanh chóng thích nghi điều kiện ngoài tự nhiên và phát triển lâu dài. Và xác định chọn vi khuẩn thuộc chi Bacillus sẽ cho khả năng sinh nội bào tử bền nhiệt, dễ sản xuất và bảo quản.

 

Giai đoạn đầu tìm tài liệu, phân lập chủng vi khuẩn, thu thập mẫu rễ cây…mất rất nhiều thời gian. Đây cũng là lúc COVID-19 lây lan mạnh, việc nghiên cứu trong phòng thí nghiệm phải tạm dừng. Không chùn bước, chúng mình xác định đây là thời điểm vàng cho nghiên cứu tổng quan và thiết kế thí nghiệm, tổng hợp tài liệu…Khi dịch bệnh tạm lắng xuống, nhóm ngay lập tức bắt tay vào khảo sát các chủng vi khuẩn nhằm khảo sát khả năng thúc đẩy tăng trưởng cây đậu phộng, khả năng bảo vệ cây đậu phộng khỏi nấm mốc Aspergillus flavus sinh độc tố aflatoxin trên hạt đậu phộng gây ung thư gan ở người. Việc định danh ra những chủng Bacillus thuộc loài mới sống nội sinh cây đậu phộng đã mang lại nhiều tín hiệu tốt: các chủng thể hiện hoạt tính rất bất ngờ, nên quyết định sẽ kết hợp lại và tạo ra chế phẩm probiotics cho cây đậu phộng. Hoàn thành mục đích làm đồ án tốt nghiệp, thì nhóm đã tiếp tục làm thực nghiệm xử lý hạt giống với với các probiotics tuyển chọn, theo dõi cây đậu phộng lớn lên từng ngày và ghi nhận kết quả. Kết quả này đã được cập nhật mới nhất trước hội đồng khoa học Eureka và được các thầy cô đánh giá cao về tính ứng dụng thực tiễn.
 

- Chia sẻ của nhóm SV Trịnh Lai Lợi, Lê Nguyễn Ái Mi, Lâm Minh Khoa (Viện Khoa học Ứng dụng; Viện Công nghệ Việt - Nhật HUTECH)

 

Thêm những mùa vàng bội thu, dấu ấn của thế hệ không ngừng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học 93

 

Thêm những mùa vàng bội thu, dấu ấn của thế hệ không ngừng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học 99

Quốc Công, Phú Cường, Diễm Uyên, Phương Ngoan

 

Thực ra ý tưởng nghiên cứu hoạt tính sinh học từ thanh trà được thực hiện vào năm 2019 và đoạt giải ba cuộc thi Eureka. Đến năm 2020, nhóm tiếp tục kế thừa những thành tựu trước đó và nghiên cứu chuyên sâu hơn về hoạt tính sinh học của thanh trà với mong muốn khai thác thêm nhiều tiềm năng sinh học của cây.

 

Theo nghiên cứu, thanh trà thể hiện khả năng kháng khuẩn mạnh trên nhiều chủng vi khuẩn gây bệnh ở người và động vật, cộng với khả năng kháng ung thư. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn phân lập được hai hợp chất từ thanh trà là lupeol và 4-O-methyl gallic acid. Đây là những hợp chất lần đầu tiên được phát hiện trong thanh trà và mang nhiều hoạt tính sinh học có giá trị điển hình là khả năng kháng ung thư, kháng khuẩn và chống oxy hóa. Đây là tiền đề để nhóm tiếp tục nghiên cứu và phát triển tạo dòng thực phẩm tốt cho sức khỏe.

 

Kỷ niệm đáng nhớ nhất dự án đó là quá trình thu khoảng 60 – 70kg mẫu tươi và khoảng thời gian sấy khô, bảo quản mẫu. Có những lúc lượng công việc quá nhiều, mọi người cùng ở lại phòng lab hoàn thành đến nửa đêm. Gần 3 tháng ròng rã để phân lập được hợp chất tinh khiết, một quá trình cần nhiều sự tỉ mỉ và cẩn thận để tách được 2 hợp chất tinh khiết có giá trị sinh học cao từ thanh trà

 

Hoài Thương, Như Thảo

 

Ý tưởng đến khi Hoài Thương đang kinh doanh shop thời trang secondhand, việc tái sử dụng các sản phẩm thời trang để hạn chế rác thải tránh lãng phí tiền bạc là một việc cần thiết. Với hơn 10 tháng gắn bó, "lao đầu" vào đề tài, mong muốn của nhóm là giúp mọi người biết nhiều hơn về Eco-Fashion, lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường ngay trong việc ăn mặc hàng ngày.

 

Vừa xác định được đề tài không được bao lâu thì bước vào giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội, cả hai đều phải về quê: Thương phải lên rẫy phụ gia đình cả ngày, đến tối mới có thể gọi nhau để trao đổi và thảo luận được. Đó cũng là thời điểm nhóm tiến hành thu thập khảo sát để có số liệu phân tích, nhưng bởi vì khái niệm Eco-fashion còn quá mới ở Việt Nam, cả hai đã khá “vất vả” để giải thích cho mọi người hiểu nó là gì.

 

Nhóm rất may mắn khi được ThS. Nguyễn Lưu Thanh Tân hướng dẫn, mặc dù trong quá trình thực hiện đề tài thì thầy đang công tác ở nước ngoài, những trao đổi hay sửa bài đều thông qua hình thức online. Nhờ những kinh nghiệm và sự nhiệt tình của thầy đã giúp nhóm có thêm động lực cũng như quyết tâm để hoàn thành tốt nhất công trình nghiên cứu.
 

 - Chia sẻ của nhóm SV An Quốc Công, Mã Phú Cường, Thái Thị Diễm Uyên, Ngô Ngọc Phương Ngoan (Viện Khoa học Ứng dụng và Viện Đào tạo Quốc tế HUTECH) & Huỳnh Hoài Thương, Lê Hồ Như Thảo (Khoa Quản trị kinh doanh)

 

Thêm những mùa vàng bội thu, dấu ấn của thế hệ không ngừng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học 183

 

Lê Thị Như Quỳnh (Lớp 17DYSA1 - Viện Kỹ thuật) - Giải Nhì Sinh viên NCKH cấp Bộ 2020
 

"Nhóm may mắn nhận được sự hướng dẫn của TS. Trần Viết Thắng – người thầy cởi mở và luôn hỗ trợ, dành thời gian hết mình cho sinh viên. Mỗi khi nhóm rơi vào “bế tắc” trong tìm kiếm thông tin, thầy sẽ định hướng nguồn tài liệu tham khảo từ các trang web uy tín, gợi ý các hướng xử lý vấn đề, là người tiếp sức truyền niềm tin trong quá trình nghiên cứu và báo cáo trước hội đồng.

 

Nhớ lắm sau mỗi buổi học cùng thầy cô thảo luận về các vấn đề chưa nắm rõ, cùng tâm sự về tương lai nghề nghiệp. Nhớ lắm khi sắp bỏ cuộc không tìm thấy lối ra lại nhận được những lời sẻ chia, truyền lửa từ quý thầy cô để bước tiếp trên con đường chinh phục tri thức"

 

Lê Nguyễn Ái Mi (Lớp 16DSHJA1, Viện Công nghệ Việt Nhật) - Giải Nhì Euréka 2020 

"
HUTECH “sở hữu” nhiều sinh viên năng động, nhiệt huyết, lan tỏa mạnh mẽ phong trào NCKH đến từng lớp học. Sẽ nhớ mãi kỷ niệm trong quá trình thực hiện đề tài đầu đời của cả nhóm, là cùng nhau ăn ngủ, nghiên cứu, tranh luận từ sáng đến chiều suốt nhiều tháng liền trong phòng lab. Cám ơn Viện Khoa học Ứng dụng đã hỗ trợ phòng và phương tiện thí nghiệm, cám ơn Viện Công nghệ Việt Nhật VJIT đã cung cấp thông tin, hỗ trợ phòng tập thuyết trình, truyền thông clip dự thi…"


Huỳnh Hoài Thương (Lớp 17DKQA, Khoa Quản trị Kinh doanh) - Giải Ba NCKH cấp Bộ 2020 và giải Khuyến khích Euréka 2020 

"Trong thời gian học tập ở HUTECH, mình thích nhất là sự năng động và sáng tạo của các bạn sinh viên, có thể bắt gặp điều đó ở khắp mọi nơi, từ trong lớp học cho đến các hoạt động ngoại khoá, các cuộc thi,…Phong trào NCKH “nở rộ” tại trường là động lực lớn để bất kỳ sinh viên nào cũng đạt mục tiêu tham gia, phấn đấu, kích thích tinh thần sáng tạo và phát huy tính tự học. Cám ơn HUTECH đã cho mình những năm tháng sinh viên đẹp nhất!"

 

Thái Thị Diễm Uyên (Lớp 17DSHA2, Viện Khoa học Ứng dụng) - Giải Ba NCKH cấp Bộ 2020

"HUTECH thường xuyên chức các buổi seminar tạo điều kiện cho sinh viên nâng cao và học hỏi thêm nhiều kiến thức mới, tổ chức các cuộc thi để sinh viên khám phá năng lực bản thân, phát triển một cách toàn diện trong NCKH. Thầy cô luôn nhiệt tình hướng dẫn sinh viên một cách cẩn trọng."


Võ Thị Hoài Thu (Lớp 16DXDA1, Khoa Xây dựng) - Giải Khuyến khích NCKH cấp Bộ 2020

"
Ở HUTECH, tôi thích nhất là có cơ hội tự do phát triển, sáng tạo trên lĩnh vực thế mạnh của bản thân. Thêm vào đó, nhà trường vẫn luôn tạo điều kiện tốt nhất để giúp đỡ sinh viên hoàn thành ý tưởng của mình, trường còn hỗ trợ về mặt tài chính cho nhóm có cơ hội được tham gia vào các hội nghị nghiên cứu khoa học lớn như nghiên cứu khoa học cấp Bộ."


Phạm Trần Yến Nhi (Lớp 16DSHJA1, Viện Công nghệ Việt Nhật) - Giải Khuyến khích NCKH cấp Bộ 2020

"TS. Nguyễn Thị Hai, Giảng viên HUTECH - là người trực tiếp hướng dẫn đề tài cho cả nhóm. Cô rất hiền, tận tâm với sinh viên và điềm tĩnh trong mọi trường hợp, thường trấn an nhóm khi các thành viên hoảng loạn hay mất ý chí, đi vào ngõ cụt…

Cô là một người rất bản lĩnh, luôn giải quyết được tốt những tình huống bất ngờ xảy ra, có kiến thức sâu rộng về mọi lĩnh vực, luôn tươi cười tạo cảm giác thoải mái, thân thiện cho tất cả mọi người. Làm việc với cô, nhóm học được cách xốc lại tinh thần, giữ bình tĩnh và nâng cao khả năng làm việc tốt nhất khi chịu áp lực về thời gian."

 

Trần Phương Anh (Lớp 17DKTB2, Khoa Tài chính - Thương mại) - Giải Khuyến khích NCKH cấp Bộ 2020

"Đến với HUTECH là một cơ duyên và may mắn. Ở đây giống như ngôi nhà thứ 2, vun đắp những kiến thức và kỹ năng trong cuộc sống, tạo cơ hội gặp gỡ những thầy cô giàu tâm huyết, những người bạn thân thiện. Ở HUTECH, việc tham gia nghiên cứu khoa học là hoạt động rất được chú trọng, với sự hỗ trợ nhiệt tình từ đội ngũ giảng viên, nguồn tư liệu dồi dào, quý giá từ thư viện, môi trường học tập năng động, thân thiện, có nhiều cơ hội để phát triển đam mê..."


Thêm những mùa vàng bội thu, dấu ấn của thế hệ không ngừng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học 285

_____________________

Thực hiện: Q.H - AN HÒA - THƯƠNG NHI



 

14589203
×