Sinh viên Tâm lý học tìm hiểu mô hình giải quyết vấn đề trong tham vấn học đường

Đầu tháng 6/2019 vừa qua, khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV) phối hợp cùng khoa Truyền thông - Thiết kế, trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) đã tổ chức hội thảo “Ứng dụng mô hình giải quyết vấn đề trong tham vấn học đường” với sự tham gia của diễn giả TS. Lê Nguyên Phương - Chuyên gia tham vấn học đường, Học khu Long Beach - California (Hoa Kỳ).
 
Với vốn kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tâm lý học đường, TS. Lê Nguyên Phương đã chia sẻ với sinh viên ngành Tâm lý học HUTECH nội dung chính về các giai đoạn trong giải quyết vấn đề tham vấn. Cụ thể, diễn giả đề cập đến nhận diện vấn đề, nắm rõ ưu - nhược điểm, xác định các yếu tố tác động và mức độ hành vi từ đó định hướng mục tiêu và đề ra một số biện pháp can thiệp vào các tình huống cụ thể.

 
Sinh viên Tâm lý học tìm hiểu mô hình giải quyết vấn đề trong tham vấn học đường 10
Hội thảo “Ứng dụng mô hình giải quyết vấn đề trong tham vấn học đường” 
 
Ở phần trọng tâm của hội thảo, TS. Lê Nguyên Phương chia sẻ đến sinh viên 7 bước quan trọng trong quy trình giải quyết vấn đề trong tham vấn học đường. Theo diễn giả, chuyên viên tâm lý làm việc trong môi trường học đường cần: (1) định nghĩa vấn đề cần giải quyết; (2) xây dựng kế hoạch đánh giá; (3) phân tích kết quả đánh giá; (4) xây dựng mục tiêu can thiệp; (5) xây dựng kế hoạch can thiệp; (6) thực hiện kế hoạch can thiệp; (7) đánh giá kết quả can thiệp. Với mỗi bước trong quy trình đó, diễn giả không chỉ phân tích về lý thuyết mà còn thông qua những tình huống cụ thể giúp sinh viên nắm rõ vấn đề.

 
Sinh viên Tâm lý học tìm hiểu mô hình giải quyết vấn đề trong tham vấn học đường 20
TS. Lê Nguyên Phương - Chuyên gia tham vấn học đường, Học khu Long Beach - California (Hoa Kỳ)

Sinh viên Tâm lý học tìm hiểu mô hình giải quyết vấn đề trong tham vấn học đường 26
Nhiều tình huống cụ thể được phân tích giúp các bạn sinh viên nắm rõ vấn đề

Đặc biệt, diễn giả nhấn mạnh đến việc ứng dụng mô hình RIOT (Review, Interview, Observe, Test) trong quy trình để việc xây dựng kế hoạch đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, các chuyên viên tham vấn học đường cần mô tả hành vi tích cực để thay thế cho hành vi cũ dựa vào các giả thuyết về nguyên nhân của hành vi. Phương pháp này sẽ giúp nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng mô hình ABCD trong quá trình giải quyết vấn đề. Những chia sẻ từ kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tham vấn học đường của TS. Lê Nguyên Phương không chỉ giúp sinh viên củng cố kiến thức chuyên ngành mà còn là cơ hội để tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau này.
 
Sinh viên Tâm lý học tìm hiểu mô hình giải quyết vấn đề trong tham vấn học đường 36
Hội thảo là cơ hội củng cố kiến thức chuyên ngành cho sinh viên Tâm lý học
 
Hội thảo đã phần nào giúp sinh viên chuyên ngành Tâm lý cập nhật, bổ sung kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực tham vấn và trị liệu tâm lý, đặc biệt trong mảng tâm lý học đường. Đồng thời, sinh viên ngành Tâm lý học HUTECH cũng sớm có những định hướng và vạch ra những kế hoạch nghề nghiệp cho bản thân.

Tin & Ảnh: Khoa KHXH&NV
Phòng Tư vấn Tuyển sinh - Truyền thông
0