Startup “Không gian Sử Việt” - lời “tự thú” của chàng sinh viên... từng sợ Sử

Mở màn cho loạt giải thưởng về học thuật và khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) tuần qua là mô hình startup “Không gian Sử Việt” của hai sinh viên ngành Quản trị kinh doanh là Nguyễn Tấn Phát và Đoàn Minh Tân. 

Giành giải Nhì tại Giải thưởng Tài năng Lương Văn Can (với hơn 1.400 đề tài khởi nghiệp từ sinh viên cả nước), “Không Gian Sử Việt” của Tấn Phát - Minh Tân được đánh giá cao bởi ý tưởng thú vị, thực tiễn và lối trình bày thuyết phục.
 
Startup “Không gian Sử Việt” - lời “tự thú” của chàng sinh viên... từng sợ Sử 6
Tấn Phát - Minh Tân - chủ nhân đề tài "Không Gian Sử Việt"
 
Hãy cùng gặp gỡ hai “chàng trai sử Việt” để hiểu hơn hành trình đến với thành tích đáng tự hào này nhé!
 
"Ăn món Việt, nhớ ngay sử Việt!"
- Chào hai bạn, đầu tiên có lẽ nên nói về xuất phát điểm của “Không gian Sử Việt”? Vì sao lại là “sử Việt” - một đề tài mà không ít người cho là “khó nuốt”?
Minh Tân: Ý tưởng về “Không gian Sử Việt” có từ khi tụi mình được học bộ môn Khởi nghiệp vào học kỳ đầu tiên của năm 3. Đây là học phần bắt buộc đối với sinh viên khoa Quản trị kinh doanh. Đề tài thực hiện cho học phần này chính là điểm xuất phát của “Không gian Sử Việt” tham dự giải thưởng Lương Văn Can.
 
Startup “Không gian Sử Việt” - lời “tự thú” của chàng sinh viên... từng sợ Sử 36
Minh Tân (áo dài trắng) - người đã từng không giỏi Sử
 
Còn “sử Việt” lại là một câu chuyện khác. Lúc học phổ thông mình rất dở và rất sợ môn Sử, hầu như là không nhớ gì nổi về những con số, địa danh... liệt kê trong sách (cười). Còn Phát thì khá là giỏi Sử nên mình hay phải hỏi Phát. Nhiều lần đi hỏi như vậy nên hai đứa mới nghĩ ra chuyện làm một cái gì đó liên quan đến lịch sử, để cho mình và những sinh viên, học sinh như mình có thể hiểu nhiều hơn về lịch sử Việt Nam một cách nhẹ nhàng, không quá khô khan, áp lực.
 
Để thực hiện đề tài này cần đến kiến thức của nhiều lĩnh vực (tính toán kinh doanh, xây dựng concept - thiết kế cho không gian sử Việt, kiến thức văn hóa - lịch sử...). Các bạn làm thế nào để nghiên cứu, triển khai đề tài trong thời gian ngắn tham gia cuộc thi?
Minh Tân: Khi chọn “Không gian Sử Việt” làm mô hình khởi nghiệp, chúng mình đã dành nhiều thời gian đến thư viện HUTECH để tìm hiểu các đề tài liên quan đến thiết kế của khoa Xây dựng, tìm đọc những tài liệu về văn hóa - lịch sử như văn hóa phương Đông, văn hóa Việt Nam, lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ, Sử Việt - 12 khúc tráng ca... Ngoài ra còn tham khảo ý kiến từ các anh chị Mentor và các thầy cô trong khoa Quản trị kinh doanh nữa!
 
Startup “Không gian Sử Việt” - lời “tự thú” của chàng sinh viên... từng sợ Sử 62
Tấn Phát - "cố vấn chuyên môn" của "Không Gian Sử Việt"
 
- Khi mang đề tài đến với Giải thưởng Lương Văn Can, mục tiêu của các bạn là gì?
Tấn Phát: Với tâm lý trải nghiệm và thử thách bản thân, điều đầu tiên mà chúng mình hướng đến khi tham gia Giải thưởng Lương Văn Can là để định vị bản thân mình đang ở vị trí nào. Nhưng sau thời gian tham gia mình nhận điều mà các anh chị mentor và BTC mong muốn ở những đội tham gia cuộc thi không chỉ dừng lại như một “cuộc chơi” mà còn là phải “dám nghĩ, dám làm”. Đưa mô hình, đề án kinh doanh ra thương trường - “chiến trường” thực sự.
 
Chinh phục Giải thưởng Lương Văn Can - hành trình của những lần đầu tiên
- Hành trình tham gia cuộc thi của các bạn có những kỷ niệm gì đáng nhớ?

Đến giờ, chúng mình vẫn chưa quen lại được với giấc ngủ bình thường vì trong thời gian vòng chung kết của cuộc thi chúng mình toàn thức đến 2 - 3h sáng để.... ngồi cãi nhau. Và kết quả của những cuộc tranh luận đó luôn khiến chúng mình hài lòng hơn vì đề án trở nên tốt và hoàn thiện hơn rất nhiều. Lần đầu tiên trình bày trước một hội trường lớn hơn 500 người ở khách sạn 5 sao Rex Hotel cũng là một cảm giác khó có thể quên trong đời sinh viên của chúng mình.
 
Startup “Không gian Sử Việt” - lời “tự thú” của chàng sinh viên... từng sợ Sử 90
Minh Tân và Tấn Phát trên sân khấu Chung kết Giải thưởng Tài năng Lương Văn Can
 
- Được biết là bên cạnh giải Nhì, hai bạn còn nhận được giải “Nhóm làm việc hiệu quả”. Vậy có khi nào các bạn gặp khó khăn khi làm việc cùng nhau không? 
Minh Tân: Tụi mình học cùng lớp, cùng khoa Quản trị kinh doanh nên khá là yếu về mặt chuyên môn như thiết kế, nghiên cứu món ăn, quy trình phục vụ nhà hàng,... Nên những cuộc tranh luận của hai đứa “mù tịt” cứ diễn ra suốt cho đến khi có sự giúp đỡ của anh Phan Bảo Giang - Mentor chính của chúng mình tại Giải thưởng Lương Văn Can.
 
Nhưng quan trọng chắc là cả hai đứa đều tham gia vào đề tài một cách “máu lửa”, hết mình, nên khi lên thuyết trình thì tụi mình chia nhau trình bày, chắc nhìn cũng ăn ý với nhau nên mới được giải này (lại cười!).
 
Startup “Không gian Sử Việt” - lời “tự thú” của chàng sinh viên... từng sợ Sử 115
Hình thức phục vụ của "Không Gian Sử Việt" khiến thực khách thích thú
 
-  Sau Giải thưởng Lương Văn Can, bạn cảm thấy mình học hỏi được điều gì?
Tấn Phát: Trong quá trình thi nhóm mình đã đối mặt với không ít những lần đầu tiên - như lần đầu tiên được tham gia “Đấu thầu ý tưởng”, lần đầu tiên trình bày và tranh luận trước một hội trường lớn, lần đầu tiên làm việc với những người thành đạt trong giới kinh doanh,... Tất cả những điều đó đều gây một áp lực rất lớn, nhưng nhóm mình luôn cố gắng “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Không ngừng nỗ lực, không ngừng cố gắng, không ngừng nắm lấy tay chèo đã giúp cho chúng mình vượt qua những con sóng để đến với vòng cuối cùng của Giải thưởng Lương Văn Can lần này.
 
Startup “Không gian Sử Việt” - lời “tự thú” của chàng sinh viên... từng sợ Sử 134
Sự độc đáo của "Không Gian Sử Việt" thể hiện ở cả trang phục của hai bạn trong vòng Chung kết
 
Bọn mình cũng nhận ra một điều là mình không phải nhà thông thái, không thể biết và làm hết mọi việc. “Nội lực” từ chính bản thân rất quan trọng nhưng cũng không thể thiếu “ngoại lực” - sự trợ giúp từ những mối quan hệ mà mình có. Một lần nữa chúng mình xin gửi lời cám ơn đến anh Giang (Mentor), Thầy Việt, Thầy Vũ, Thầy Kiên, Cô Oanh, Cô Tuyền, Cô Hạnh, Cô Trâm Anh, các anh chị ở khoa Quản trị kinh doanh và phòng Công tác sinh viên đã hỗ trợ chúng mình trong suốt cuộc thi.
 
Startup “Không gian Sử Việt” - lời “tự thú” của chàng sinh viên... từng sợ Sử 148
Niềm vui của hai bạn cùng Mentor Phan Bảo Giang (CEO Say Cheese Events & Communications và Nhà hàng chay 3 Lá)

Minh Tân: “Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau”. Với mình đây không phải là chiến thắng của bất kỳ đội nào, mà là chiến thắng chung của một tập thể Lương Văn Can - nơi mọi người đã đoàn kết, đem tất cả những kiến thức, kỹ năng, nhiệt huyết để cùng nhau đi đến đích, tạo nên một sân chơi bổ ích dành cho sinh viên cả ba miền đất nước. Và đó mới thực sự chính là ý nghĩa của Giải thưởng Tài năng Lương Văn Can.
 
- Cảm ơn hai bạn và chúc hai bạn tiếp tục thành công với những dự định của mình nhé!
 
Startup “Không gian Sử Việt” - lời “tự thú” của chàng sinh viên... từng sợ Sử 168
Niềm vui của sinh viên HUTECH tại Giải thưởng Tài năng Lương Văn Can 2018
 
Ra đời từ năm 2011, Giải thưởng Tài năng Lương Văn Can là cuộc thi do báo Doanh nhân Sài Gòn sáng lập với sự tham gia của đông đảo doanh nghiệp và doanh nhân - những người trực tiếp làm việc trong thương trường và là sân chơi hàng đầu dành cho sinh viên đam mê khởi nghiệp từ tất cả các trường Đại học trên cả nước. 
Với giải Nhì tại Giải thưởng năm này, Minh Tân - Tấn Phát nhận phần thưởng giá trị, gồm: Học bổng 50.000.000 đồng, Học bổng Khóa học Quản trị - Marketing của BMG trị giá 15.000.000 đồng và Học bổng Khóa học Interactive English của VUS trị giá 10.350.000 đồng. Ngoài ra, nhóm còn nhận thêm giải “Làm việc nhóm hiệu quả nhất” với phần thưởng là Học bổng 10 triệu đồng + Học bổng khóa học Interactive English của VUS (trị giá 10.350.000 đồng) + Học bổng khóa học Quản trị - Marketing của BMG (trị giá 10.000.000 đồng).

Thực hiện: Nguyên Thảo - Thiên Di
Phòng Tư vấn tuyển sinh - Truyền thông
14573054
Các tin khác
Nữ sinh Nguyễn Thị Tuyết Nhung đăng quang Hoa khôi Miss HUTECH 2023 Tối 10/3, HUTECH tổ chức thành công Đêm Gala Chung kết và Trao giải cuộc thi Miss HUTECH 2023. Vượt qua nhiều đối thủ nặng ký một cách thuyết phục,...
Sinh viên Phạm Thị Ngọc Trang đăng quang ngôi vị Á hoàng 1 “Nữ hoàng Trang sức Việt Nam 2022” Cùng với thành tích ấn tượng của Ngọc Trang, hai đại diện khác của (HUTECH) là Phạm Thị Thùy Trang và Phạm Thuỷ Tiên cũng lần lượt đạt Giải “Người...
Sinh viên Đinh Như Phương giành chiến thắng tại cuộc thi Hoa hậu Biển đảo Việt Nam 2022 Hoa hậu Đinh Như Phương là sinh viên Khoa Quản trị kinh doanh HUTECH. Cùng với ngôi vị Hoa hậu, Đinh Như Phương còn giành thêm danh hiệu Người đẹp...
Sinh viên ngành Kiến trúc HUTECH giành 2 giải tại Giải thưởng Loa thành 2018 Năm nay, sinh viên Khoa Kiến trúc Mỹ thuật của Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) đã giành được 2 giải tại Lễ tổng kết trao giải của...
HUTECH giành 07 giải tại Giải thưởng Euréka 2018 Sau 10 giải thưởng tại Giải thưởng Sinh viên NCKH cấp Bộ năm 2018, kết quả ấn tượng tại Giải thưởng Sinh viên NCKH Euréka 2018 đã nối dài bảng vàng...
Cùng HUTECH-er Nguyễn Đình Thuận thắp đèn lồng cho Phố cổ bước ra thế giới! Dẫn đầu về điểm số của Ban giám khảo trong cuộc thi Thiết kế trang phục dân tộc cho Hoa hậu H’Hen Niê tại Miss Universe 2018, Phố cổ của chàng sinh...
×