Các bệnh thường gặp vào mùa mưa

Mùa mưa là thời gian bạn có xu hướng bị nhiễm bệnh nhất, và nếu không được chăm sóc đúng, bạn sẽ phải chịu đựng những căn bệnh mà mùa này mang lại trong thời gian dài và có thể khiến sức khỏe “xuống dốc”. Đây là thời điểm các vi trùng sẽ tấn công bạn nhiều hơn và bạn có xu hướng cảm thấy bị bệnh và nguy cơ bị nhiễm trùng, khiến các bộ máy trong cơ thể rối loạn. Sự ẩm ướt dễ khiến nguồn nước bị ô nhiễm, không khí mang mầm bệnh dễ dàng tấn công bạn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết hơn về các căn bệnh dễ mắc trong mùa mưa để phòng tránh kịp thời.
Các bệnh thường gặp vào mùa mưa 7
 

Bệnh Leptospirosis

Là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do xoắn khuẩn Leptospira gây ra, lây truyền chủ yếu qua đường da, niêm mạc. Đặc điểm lâm sàng là hội chứng nhiễm khuẩn nhiễm độc toàn thân và hội chứng tổn thương gan, thận. Nó thậm chí có thể gây ra rối loạn nghiêm trọng như suy gan, các vấn đề về đường hô hấp, viêm màng não và thậm chí tử vong. Đây là một số trong những căn bệnh nan y và phải mất thời gian dài để giúp bạn khôi phục sức khỏe.

Bệnh Leptospirosis có thể gây ra một số triệu chứng lâm sàng bao gồm: Sốt cao, nhức đầu, rét run, đau cơ, nôn mửa, vàng da và vàng mắt, mắt đỏ, đau bụng, tiêu chảy, ban đỏ, xuất huyết. Bởi vậy, để phòng tránh bệnh Leptospirosis, bạn không nên bơi lặn ở các hồ, sông trong mùa mưa vì mùa mưa nguồn nước dễ bị ô nhiễm với nước tiểu của động vật - nguồn gốc lây lan bệnh. Mặc quần áo bảo vệ hoặc đi ủng để tránh nguồn nước ô nhiễm khi buộc làm việc trong các môi trường như thế.

Bệnh nấm sâu (blastomycosis)

Là bệnh mãn tính. Nguồn gốc bệnh là do môi trường bên ngoài: Đất, sỏi, mùn cây,… Đường lây truyền thường qua da và đường hô hấp. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đa số gặp ở người trên tuổi 40, nam gấp 10 lần ở nữ. Hầu hết các nấm sâu đều ưa môi trường ẩm ướt, vi nấm mọc rất chậm sau 1-5 tuần. Các triệu chứng như: Mệt mỏi, sốt, đổ mồ hôi đêm, đau cơ, đau xương, khớp, đau ngực, ho (có thể ra đờm nâu hoặc có máu), sút cân không chủ ý, viêm da (da bị sần, mụn mủ, lở loét trên cơ thể).

Vì vậy, tốt nhất là bạn nên giữ nơi ở và bản thân mình luôn sạch sẽ và khô ráo trong mùa mưa, nhất là khu vực nằm giữa hai ngón chân, bạn cũng nên chú ý khu vực phía sau đầu gối và khuỷu tay. Đối với những khu vực như góc để đồ trong nhà hay bị ẩm ướt, bạn có thể sử dụng bột chống nấm. Trong trường hợp bạn bị mắc bệnh và tình trạng trở nên tồi tệ hơn tốt nhất là đến ngay bác sĩ để điều trị sớm nhất có thể.

Thương hàn

Là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây bằng đường tiêu hóa, do trực khuẩn Salmonella (S. typhi và S. paratyphi A, B) gây nên. Biểu hiện lâm sàng là hội chứng nhiễm khuẩn nhiễm độc toàn thân, kèm theo tổn thương bệnh lí đặc hiệu tại đường tiêu hóa. Nguyên nhân, do ăn, uống phải thực phẩm, nước bị ô nhiễm vi khuẩn, không được nấu chín. Đường lây qua nước là đường lây dễ gây ra dịch lớn nhất. Do tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, người mang vi trùng qua chất thải, chân tay, đồ dùng... Thường gây dịch nhỏ và tản phát.

Đây là lý do bạn nên đề cao cảnh giác và ngăn chặn các nguồn nước và thực phẩm bị ô nhiễm. Vệ sinh không đúng cách cũng có thể gây bệnh. Khi bị thương hàn, bạn sẽ bị sốt và đau đầu, đau họng, đi phân lỏng, phát ban... Để thoát khỏi căn bệnh này, điều quan trọng là bạn rửa tay thật kĩ trước và sau khi tiếp xúc thực phẩm. Không ăn thức ăn và uống nước không đảm bảo chất lượng. Thức ăn và nước uống đường phố nên tránh trong mùa này.
 

Các bệnh thường gặp vào mùa mưa 42

Dịch tả (cholera)

Bệnh tả là một bệnh mùa mưa phổ biến nhất bạn có thể mắc phải, gây dịch đường tiêu hóa do phẩy khuẩn tả Vibrio cholerae gây ra. Nó là một căn bệnh chết người. Biểu hiện chủ yếu bằng nôn và tiêu chảy với số lượng lớn dẫn đến mất nước và điện giải trầm trọng, gây sốc nặng. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Ở Việt Nam, bệnh tả vẫn còn xảy ra những trường hợp tản phát, thường vào mùa mưa. Bệnh tả là do từ nước ô nhiễm và thực phẩm nhiễm hóa chất. “Ăn chín, uống sôi”, giữ vệ sinh nhà cửa và lựa chọn thực phẩm, nguồn nước là phương pháp phòng tránh bệnh. Nếu người nhà nhiễm bệnh, bạn nên cách li với những người khác trong nhà để tránh lây lan. VÀNG DA Đây là một bệnh do virus và nó được gây ra bởi thức ăn và nước bị ô nhiễm.

Khi bạn mắc bệnh khiến gan có vấn đề như: Màu sắc của nước tiểu trở thành màu vàng, buồn nôn, phân bạc màu chủ yếu do tắc nghẽn dịch mật, ngứa có thể xảy ra khắp cơ thể do sắc tố có trong dịch mật thấm vào máu, sút cân, sốt, chán ăn, đầy chướng, chậm tiêu... Để ngăn ngừa bệnh tốt nhất là uống nước đun sôi và không ăn các thực phẩm từ các cửa hàng địa phương và đường phố. Đây là thời điểm bạn nên uống nhiều nước và điều này sẽ giúp các dịch cơ thể hoạt động bình thường. Nước trái cây là một trong số các loại thực phẩm hiệu quả nhất chữa chứng vàng da. Và nước mía đặc biệt tốt cho gan. Một số thực phẩm hữu ích cho người mắc bệnh: Nước ép củ cải, hạt rau mùi (ngâm qua đêm và uống vào buổi sáng), lúa mạch, nước ép cà chua, lá húng quế, nước ép chanh, dứa, nước mía, sữa chua.

Bệnh sốt rét

Là căn bệnh do kí sinh trùng P.falciparum gây ra. Triệu chứng của bệnh này gồm sốt, ớn lạnh, vã mồ hôi, nhức đầu, cơ thể nhức mỏi, buồn nôn và ói mửa. Đôi khi, triệu chứng này tái phát mỗi 48 đến 72 giờ, tùy theo loại kí sinh trùng và thời gian nhiễm bệnh. Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa do khí hậu ẩm ướt, muỗi cái Anopheles (còn gọi là muỗi đòn xóc) sản sinh nhiều. Để ngăn ngừa bệnh: dùng mùng chống muỗi, xịt thuốc diệt muỗi.

Nếu có thể, lắp lưới chống muỗi nơi cửa ra vào và cửa sổ. Dùng máy lạnh hoặc quạt để không cho muỗi trú ngụ. Mặc trang phục màu sáng và che kín da nếu vào những nơi có bụi rậm, là nơi muỗi tụ tập, dọn dẹp những nơi ứ đọng nước, là nơi muỗi đẻ trứng. Nếu bạn bị nhiễm bệnh, hãy chữa trị ngay. Nếu bạn định đến một nơi mà bệnh sốt rét phổ biến, hãy thu thập thông tin mới nhất trước khi khởi hành. Loại kí sinh trùng sốt rét phổ biến ở vùng này có thể khác với vùng kia. Qua đó, có thể biết được loại thuốc nào là hiệu quả nhất. Cũng nên thảo luận với bác sĩ về những điều bạn cần đề phòng trước căn bệnh cũ nào đó của mình.

Bệnh tiêu chảy

Bệnh do nhiễm vi khuẩn, nhiễm trùng, kí sinh trùng, thuốc men và rối loạn đường ruột. Dù tiêu chảy thường không nghiêm trọng và bệnh nhân tự hồi phục nhưng trong trường hợp nghiêm trọng bệnh nhân cần phải đi gặp bác sĩ như: Đi tiêu chảy hơn 3 ngày, cảm thấy đau bụng hay đau ruột dữ dội, nhiệt độ trong người trên 38 độ C, đi tiêu chảy có máu trong phân hay phân màu hắc ín, dấu hiệu mất nước. Và bệnh này thực sự phổ biến khi mùa mưa đến. Vì vậy, bạn phải thật cẩn thận về các thực phẩm mà bạn tiêu thụ. Thức ăn đường phố là cơ hội cho bệnh tiêu chảy hoành hành.

Sốt Virus

Sốt virus hay sốt siêu vi, sốt dịch là một bệnh xảy ra rải rác trong năm và tăng mạnh vào mùa mưa. Sốt virus là bệnh thường gặp nhưng không nguy hiểm. Tuy nhiên, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để thăm khám vì sốt virus thường dẫn tới bội nhiễm nếu không được điều trị đúng cách và dứt điểm. Nguyên nhân gây bệnh sốt virus là do virus sống kí sinh trên đường hô hấp và đường tiêu hóa… Chúng sẽ phát triển, xâm nhập vào cơ thể người bệnh và gây bệnh khi gặp điều kiện thuận lợi. Khi mắc bệnh, bạn nên đến ngay bác sĩ nếu bị sốt cao trên 38,5 độ C và kéo dài hơn một tuần. Đau toàn thân, đau đầu, viêm họng, chảy nước mũi, hắt hơi liên tục, có thể nôn khan, viêm hạch, phát ban, rối loạn tiêu hóa là những triệu chứng của bệnh. Sốt virus là bệnh dễ lây, nhất là trong gia đình. Vì thế khi bạn mắc bệnh, không nên tiếp xúc với người khác để tránh lây lan. Hạn chế dùng điều hòa trong phòng, thay thế bằng việc mở cửa thông thoáng. Uống thêm sữa, nước cam, hoa quả, vitamin C để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể để đẩy lùi cơn sốt. Sau khi hạ sốt cần ăn uống đầy đủ để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể.

Dịch Zika

Bệnh là do loại muỗi Aedes (còn được gọi là muỗi vằn - muỗi lây bệnh sốt xuất huyết), loại muỗi này có màu đen, thân và chân có những đốm trắng, tập trung nhiều tại các thành phố, khu đô thị. Thời điểm này Việt Nam đang trong tình trạng cảnh báo dịch Zika do loại muỗi Aedes hoạt động mạnh (từ tháng 7 đến tháng 11). Thời gian muỗi hoạt động mạnh đốt người là vào buổi sáng sớm và trước hoàng hôn. Do người Việt Nam thường chỉ có thói quen dùng màn vào ban đêm nên làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Muỗi Aedes chủ yếu đẻ trứng ở các ổ nước sạch trong nhà hoặc gần nhà, ống máng, hốc cây, kẽ lá, vũng nước, trong vườn, dụng cụ chứa nước có nhiều lá cây.

Vì vậy bạn nên: Mắc màn khi ngủ, mặc quần áo sáng màu (do muỗi thường bị thu hút bởi màu tối), vệ sinh và làm khô chậu cây cảnh 1 lần/tuần, sử dụng thuốc chống muỗi, cẩn trọng khi hiến và truyền máu, không nên di chuyển đến vùng có dịch, sử dụng biện pháp phòng tránh khi quan hệ tình dục. Nhận biết bệnh để chữa trị kịp thời như: Sốt nhẹ 37,8 đến 38,5 độ C, mệt mỏi, phát ban, đau các khớp ở bàn tay và bàn chân, viêm xung huyết kết mạc, đau cơ, nhức đầu, đau hố mắt, và suy nhược, một số ít bệnh nhân có thể có đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, loét niêm mạc hoặc ngứa. Đối với trẻ sơ sinh, gây teo não và hội chứng Guillain-Barré, một loại rối loạn hệ thống miễn dịch tác động đến thần kinh gây ra hiện tượng yếu cơ ở tay và chân. Do đó, phụ nữ có thai là những đối tượng cần cẩn trọng nhất.

Bảo Trân (theo Beauty Health Tips)

14563106
Các tin khác
Á khôi Trần Đình Thạch Thảo hiến máu tình nguyện hưởng ứng Tháng Thanh niên tại HUTECH Sáng ngày 02/3, Đoàn Thanh Niên - Hội Sinh viên HUTECH đã phối hợp với Trung tâm Hiến máu nhân đạo TP.HCM tổ chức Ngày hội Hiến máu tình nguyện đợt...
Sinh viên Khoa Dược HUTECH tham quan thực tế tìm hiểu nghề Dược sĩ tại An Khang Pharma Ngày 24/02, Khoa Dược HUTECH tổ chức chuyến tham quan thực tế HUTECH PharmaCom Tour: An Khang Company Tour tại Công ty Dược An Khang, giúp sinh...
Khoa Dược hướng đến ngày Thầy thuốc Việt Nam với loạt hoạt động ý nghĩa Hướng đến ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02), Khoa Dược HUTECH đã tổ chức nhiều hoạt động đầy ý nghĩa.
Khởi động Tháng Thanh niên 2023, tuổi trẻ HUTECH tham gia hiến máu tình nguyện vì cộng đồng vào 02/3 tới Sáng ngày 02/3 tới đây, Đoàn Thanh Niên - Hội Sinh viên HUTECH sẽ phối hợp với Trung tâm Hiến máu nhân đạo TP.HCM tổ chức Ngày hội Hiến máu tình...
Sinh viên Viện Kỹ thuật tranh tài sôi nổi tại Chung kết Cuộc thi học thuật Tìm kiếm tài năng y sinh Xuất sắc vượt qua vòng Bán kết “Hùng biện”, ngày 23/12 vừa qua, sinh viên Viện Kỹ thuật HUTECH đã tiếp tục tranh tài tại vòng Chung kết cuộc thi...
×