Các triệu chứng, biểu hiện của chứng đau nhức toàn thân là gì và cách chữa trị ?

Trả lời:

Đau nhức:

Bệnh gây đau ở nhiều chỗ, gần như chẳng chỗ nào không: Đau khắp thân người, đau tay, đau chân, đau cả cột sống. Cái đau cảm thấy trên da, trong bắp thịt, gân, xương. Nhiều điểm trên cơ thể người bệnh (gáy, cổ, vai, lưng, xương sườn, khuỷu tay, hông, đùi, đầu gối) đau thốn khi được ấn sờ trong lúc bác sĩ thăm khám. Có người chỗ nào cũng đau khi bị sờ đến.

Cái đau nó lại như có chân, nay chỗ này mai chỗ khác, khi nhiều khi ít. Đau tăng thêm vào những lúc trái gió trở trời, thời tiết thay đổi, hoạt động nhiều hơn bình thường, khi tinh thần căng thẳng, ngủ không ngon giấc và lúc có kinh.

Người bệnh thường thấy cứng người vào buổi sáng hoặc sau khi nằm, ngồi yên ở một vị thế hơi lâu. Vùng đau nhức như sưng lên, tuy thực sự, không có dấu hiệu sưng phù ở vùng đau nhức.

Mệt mỏi:

Đa số người bệnh cảm thấy mệt mỏi. Có người gần như chẳng khi nào thấy khỏe, lúc nào cũng uể oải, không có sức làm việc. Có người mệt ít thôi, do vui vẻ chấp nhận cái mệt, vì cái mệt đã làm bạn với họ từ lâu lắm rồi, nên nay đã trở thành quen thuộc.

Khó ngủ:

Giấc ngủ thường xuyên xáo trộn. Người bệnh khó dỗ giấc ngủ, hoặc hay thức giấc trong đêm. Giấc ngủ lại không sâu, sáng dậy vẫn có cảm giác mệt mỏi, ngủ không đủ. Ngủ không ngon giấc ban đêm càng làm tăng thêm cái đau nhức luôn có.

Các triệu chứng thần kinh:

Người bệnh hay bị nhức đầu căng thẳng hoặc đau nửa đầu hơn người bình thường. Một khảo cứu cho thấy 84% những người bị bệnh đau nhức toàn thân than thấy tê (mất cảm giác hoặc có cảm giác như kiến bò).

Chỗ nào trên cơ thể cũng có thể bị tê, và nay tê chỗ này mai chỗ khác. Có người thấy như nhiều chỗ trên cơ thể không đủ máu đến nuôi. Khó tập trung tư tưởng, đãng trí, hay quên cũng thường xảy ra.

Nhạy cảm:

Nhiều người bệnh đau nhức toàn thân rất nhạy cảm. Họ nôn nao khó chịu khi ngửi mùi (mùi thức ăn, mùi dầu thơm, ...), khi nhìn ánh sáng mạnh, khi nghe tiếng động lớn. Nếu dùng thuốc, họ cũng hay bị tác dụng phụ của thuốc.

Các triệu chứng khác:

Khô mắt, nhìn những vật ở gần không rõ, chóng mặt, ... Có người nghẹt mũi, chảy mũi. Có người đau ngực, hồi hộp, khó thở.

Các triệu chứng tiêu hóa cũng thường xảy ra: khó nuốt, ợ nóng, đầy hơi, ruột làm việc bất thường gây đau bụng, lúc tiêu chảy lúc táo bón. Có người đi tiểu nhiều lần, khó nín tiểu, đau vùng bọng đái.

Phụ nữ có bệnh đau nhức toàn thân hay than đau vùng bụng dưới, đau bụng lúc có kinh, đau khi giao hợp.

Các triệu chứng tâm thần:

Người bệnh hay lo âu hoặc trầm cảm, có thể vì bị đau nhức và mệt mỏi kinh niên năm này qua năm khác, song cũng có thể do các xáo trộn hóa học trên não vừa gây bệnh đau nhức toàn diện, vừa gây bệnh lo âu hoặc trầm cảm.

Cách chữa trị:

1. Điều trị bằng thuốc:

- Thuốc giảm đau: có rất nhiều thuốc điều trị giảm đau trong bệnh đau nhức toàn thân như nhóm thuốc chống viêm không steroid, ức chế COX-2, Tramadol, Pregabalin (Lyrica)...

- Thuốc giãn cơ: Các thuốc giãn cơ được dùng phối hợp với thuốc giảm đau trong điều trị bệnh đau nhức toàn thân: Myonal, Mydocalm, Contramyl...

- Tiêm tại các điểm đau bằng corticoid (Hydrocortisone, Depo-Medrol...)

- Thuốc chống trầm cảm: Một số thuốc chống trầm cảm với liều thấp có thể dùng trong điều trị bệnh đau nhức toàn thân để trợ giúp cải thiện giấc ngủ cho người bệnh: amitriptylin, trazodone...

Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng, bệnh đau nhức toàn thân không phải bệnh trầm cảm nên không được lạm dụng nhóm thuốc này trong điều trị bệnh đau nhức toàn thân.

- Thuốc ức chế chọn lọc serotonin.

- Thuốc kháng dopamine: pramipexol (Mirapex), rropiroloe (Requip)

- Thuốc kích thích thần kinh trung ương.

- Các thuốc mới đang nghiên cứu trong điều trị bệnh đau nhức toàn thân: Milnacipran là thuốc ức chế serotonine-norepinephrin, đã được FDA phê chuẩn cho điều trị đau nhức toàn thân từ tháng 7/2008.

Ngoài ra một thuốc mới là dextromethorphan cũng đang được nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng trong điều trị bệnh đau nhức toàn thân.

2. Điều trị không dùng thuốc:

- Vật lý trị liệu: vận động liệu pháp, nhiệt trị liệu, thuỷ trị liệu, xoa bóp, châm cứu... đều có hiệu quả tốt trong điều trị giảm đau bệnh đau nhức toàn thân.

- Tâm lý trị liệu: rất có hiệu quả với bệnh nhân bị bệnh đau nhức toàn thân, đặc biệt với người bệnh ở giai đoạn khởi phát.

Theo Suckhoedoisong.vn

14563255
Các tin khác
Á khôi Trần Đình Thạch Thảo hiến máu tình nguyện hưởng ứng Tháng Thanh niên tại HUTECH Sáng ngày 02/3, Đoàn Thanh Niên - Hội Sinh viên HUTECH đã phối hợp với Trung tâm Hiến máu nhân đạo TP.HCM tổ chức Ngày hội Hiến máu tình nguyện đợt...
Sinh viên Khoa Dược HUTECH tham quan thực tế tìm hiểu nghề Dược sĩ tại An Khang Pharma Ngày 24/02, Khoa Dược HUTECH tổ chức chuyến tham quan thực tế HUTECH PharmaCom Tour: An Khang Company Tour tại Công ty Dược An Khang, giúp sinh...
Khoa Dược hướng đến ngày Thầy thuốc Việt Nam với loạt hoạt động ý nghĩa Hướng đến ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02), Khoa Dược HUTECH đã tổ chức nhiều hoạt động đầy ý nghĩa.
Khởi động Tháng Thanh niên 2023, tuổi trẻ HUTECH tham gia hiến máu tình nguyện vì cộng đồng vào 02/3 tới Sáng ngày 02/3 tới đây, Đoàn Thanh Niên - Hội Sinh viên HUTECH sẽ phối hợp với Trung tâm Hiến máu nhân đạo TP.HCM tổ chức Ngày hội Hiến máu tình...
Sinh viên Viện Kỹ thuật tranh tài sôi nổi tại Chung kết Cuộc thi học thuật Tìm kiếm tài năng y sinh Xuất sắc vượt qua vòng Bán kết “Hùng biện”, ngày 23/12 vừa qua, sinh viên Viện Kỹ thuật HUTECH đã tiếp tục tranh tài tại vòng Chung kết cuộc thi...
×