TÌM HIỂU VỀ BỆNH COVID-19 VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA DỊCH BỆNH

1. Vi rút Corona và chủng SARS-CoV-2 là gì?
Vi rút Corona là một nhóm gồm các loại vi rút thuộc họ Coronaviridae, gây bệnh cho cả người và động vật. Vi rút corona ở người có thể gây ra các bệnh nhẹ như cảm lạnh thông thường cho đến những bệnh nặng hơn như MERS (Hội chứng hô hấp Trung Đông) và SARS (Hội chứng suy hô hấp cấp nghiêm trọng).  SARS-CoV-2 là chủng vi rút corona mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người chưa được xác định trước đây (COVID-19). Chủng vi rút này được phát hiện đầu tiên tại Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019 [1].

TÌM HIỂU VỀ BỆNH COVID-19 VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA DỊCH BỆNH 13
Vi rút Corona. Nguồn ảnh: The Scientist
2. Các dấu hiệu và triệu chứng?
Nhiễm SARS-CoV-2 có thể có các triệu chứng đường hô hấp như sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh.Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, bệnh có thể dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp tiến triển và thậm chí là tử vong [1].
3. Bệnh COVID-19 lây lan như thế nào?
Khi người bệnh COVID-19 ho hoặc thở, họ sẽ tiết ra những giọt chất lỏng có chứa vi rút. Người bình thường có thể bị lây nhiễm khi tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh trong phạm vi một mét. Ngoài ra, khi người bình thường chạm vào các giọt bắn của người bệnh rơi trên các bề mặt và vật thể như bàn hoặc điện thoại, họ cũng có thể bị lây nhiễm. Như vậy, có thể thấy rằng bệnh COVID-19 lây lan theo cách tương tự như bệnh cúm [2].

Đa số những người bị nhiễm bệnh COVID-19 có các triệu chứng nhẹ và hồi phục. Tuy nhiên, một số khác có thể có các triệu chứng nghiêm trọng hơn và cần được điều trị tại bệnh viện. Mức độ nghiêm trọng của bệnh tăng dần theo tuổi tác: những người trên 40 tuổi dễ bị tác động nặng hơn so với những người dưới 40 tuổi. Những người có hệ miễn dịch yếu và những người mắc các bệnh như đái tháo đường, bệnh tim và phổi cũng nhạy dễ trở nên bị bệnh nặng hơn bị khị nhiễm vi rút Corona [2]. 

4. Cách phòng chống dịch COVID-19?
  • Tránh tiếp xúc  gần với người bệnh, người nghi mắc bệnh. Khi cần tiếp xúc cần phải đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách ít nhất 2m.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy ít nhất 30 giây hoặc nước vệ sinh tay có chứa 60% độ cồn trở lên. Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
  • Che miệng, mũi khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi. Khi đến nơi đông người phải đeo khẩu trang và rửa tay ngay khi có thể.
  • Giữ ấm cơ thể, tập thể dục, ăn chin uống sôi và đủ chất để tăng cường sức khoẻ.
  • Hằng ngày lau nền nhà, bề mặt dụng cụ, tay nắm bằng chất tẩy rửa thông thường. Luôn giữ phòng thong thoáng, hạn chế dung điều hoà.
  • Đối với thang máy ở các toà nhà, cần thường xuyên lau chùi bề mặt, đặc biệt các nút bấm bằng dung dịch sát khuẩn thông thường.
  • Nếu có sốt, ho, khó thở phải đến ngay cơ sở gần y tế nhất để được tư vấn, khám và điêu trị kịp thời.
  • Người đã tiếp xúc gần với người bệnh hoặc người nghi ngờ mắc bệnh, người nhập cảnh từ vùng dịch về cần phải báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn cách ly kịp thời [3].
TÌM HIỂU VỀ BỆNH COVID-19 VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA DỊCH BỆNH 88
Nguồn ảnh: Bộ Y Tế 
TÌM HIỂU VỀ BỆNH COVID-19 VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA DỊCH BỆNH 92
Nguồn ảnh: Bộ Y Tế
5. Sử dụng khẩu trang y tế như thế nào là đúng cách?
  • Khẩu trang y tế chỉ sử dụng 1 lần, không sử dụng lại khẩu trang y tế dùng 1 lần.
  • Đeo mặt màu (xanh/ xám) ra ngoài, mặt trắng vào trong, kẹp nhôm hướng lên trên. Kéo khẩu trang che kín cả mũi lẫn miệng, ấn kẹp nhôm ôm sát vào phòng sống mũi.
  • Trong quá trinh đeo khẩu trang, tuyệt đối không dùng tay chạm vào mặt trước khẩu trang.
  • Khi tháo khẩu trang ra, chỉ cầm vào phần dây đeo qua tai đẻ tháo khẩu trang, tránh dùng tay cầm vào mặt trước của khẩu trang để tháo ra. Sau khi tháo khẩu trang cho ngay vào thùng rác có nắp đậy.
  • Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc chà tay bằng nước rửa tay có cồn sau khi tháo khẩu trang [4].
TÌM HIỂU VỀ BỆNH COVID-19 VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA DỊCH BỆNH 124
Nguồn ảnh: Bộ Y Tế
Nguồn:
1. WHO (2020), Coronavirus disease (COVID-19) outbreak: rights, roles and responsibilities of health workers, including key considerations for occupational safety and health. 
2. WHO (2020), Getting your workplace ready for COVID-19.
3. Bộ Y Tế (2020), Khuyến cáo chung của Bộ y tế về phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19(nCoV).
4. Bộ Y Tế (2020), Khuyến cáo sử dụng khẩu trang phòng chống lây nhiễm nCoV.

Tổng hợp: DS.Thanh An

14583523
Các tin khác
Á khôi Trần Đình Thạch Thảo hiến máu tình nguyện hưởng ứng Tháng Thanh niên tại HUTECH Sáng ngày 02/3, Đoàn Thanh Niên - Hội Sinh viên HUTECH đã phối hợp với Trung tâm Hiến máu nhân đạo TP.HCM tổ chức Ngày hội Hiến máu tình nguyện đợt...
Sinh viên Khoa Dược HUTECH tham quan thực tế tìm hiểu nghề Dược sĩ tại An Khang Pharma Ngày 24/02, Khoa Dược HUTECH tổ chức chuyến tham quan thực tế HUTECH PharmaCom Tour: An Khang Company Tour tại Công ty Dược An Khang, giúp sinh...
Khoa Dược hướng đến ngày Thầy thuốc Việt Nam với loạt hoạt động ý nghĩa Hướng đến ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02), Khoa Dược HUTECH đã tổ chức nhiều hoạt động đầy ý nghĩa.
Khởi động Tháng Thanh niên 2023, tuổi trẻ HUTECH tham gia hiến máu tình nguyện vì cộng đồng vào 02/3 tới Sáng ngày 02/3 tới đây, Đoàn Thanh Niên - Hội Sinh viên HUTECH sẽ phối hợp với Trung tâm Hiến máu nhân đạo TP.HCM tổ chức Ngày hội Hiến máu tình...
Sinh viên Viện Kỹ thuật tranh tài sôi nổi tại Chung kết Cuộc thi học thuật Tìm kiếm tài năng y sinh Xuất sắc vượt qua vòng Bán kết “Hùng biện”, ngày 23/12 vừa qua, sinh viên Viện Kỹ thuật HUTECH đã tiếp tục tranh tài tại vòng Chung kết cuộc thi...
×