Ngành Kỹ thuật cơ khí

1. Thông tin chung về ngành đào tạo
Ngành Kỹ thuật cơ khí (Mechanical Engineering) là một trong những ngành kỹ thuật lâu đời và rộng lớn nhất. Ngành Kỹ thuật cơ khí chủ yếu nghiên cứu và áp dụng các nguyên lý vật lý và khoa học vật liệu để phân tích, thiết kế, sản xuất, và duy trì các hệ thống cơ khí. Lĩnh vực cơ khí bao gồm một loạt các chủ đề từ cơ học cơ bản đến công nghệ tiên tiến, và nó có ảnh hưởng đến hầu hết các khía cạnh của cuộc sống hiện đại.
Ngành Kỹ thuật cơ khí (Mechanical Engineering) làm gì?
Thiết kế và Phát triển Sản Phẩm: Kỹ sư cơ khí thiết kế và phát triển mọi thứ từ máy móc công nghiệp, thiết bị ô tô, đến các sản phẩm tiêu dùng như điện thoại di động và đồ gia dụng. Họ sử dụng kiến thức về nguyên lý cơ khí, vật liệu học, và kiểm soát chất lượng để tạo ra các sản phẩm hiệu quả và đáng tin cậy.
Phân tích và Giải quyết Vấn đề Kỹ thuật: Kỹ sư cơ khí thường phải xác định và giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong quá trình thiết kế, sản xuất, và vận hành các hệ thống và thiết bị cơ khí.
Nghiên cứu và Phát triển: Họ tham gia vào công tác nghiên cứu và phát triển (R&D) để cải tiến công nghệ hiện có và phát triển công nghệ mới, từ việc cải tiến hiệu suất năng lượng của máy móc đến phát triển vật liệu mới.
Quản lý Dự án và Sản xuất: Kỹ sư cơ khí thường chịu trách nhiệm quản lý các dự án, bao gồm lên kế hoạch, ngân sách, và giám sát quá trình sản xuất.
Kiểm tra và Đảm bảo Chất lượng: Đảm bảo rằng các sản phẩm và hệ thống cơ khí hoạt động an toàn, hiệu quả và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.
Tối ưu hóa và Cải tiến Quy trình: Cải tiến các quy trình sản xuất và vận hành để tăng hiệu quả, giảm chi phí và tác động môi trường.
Tư vấn và Hỗ trợ Kỹ thuật: Cung cấp chuyên môn kỹ thuật cho các dự án, các doanh nghiệp, và khách hàng.
2. Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo
- Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Cơ Khí trình độ đại học để đào tạo ra những kỹ sư cho các lĩnh vực liên quan đến ngành Kỹ thuật Cơ Khí có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chương trình trang bị cho người học những kiến thức nền tảng để phát triển toàn diện; có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản, kỹ năng thực hành cao, kỹ năng kỹ thuật và các kỹ năng mềm cần thiết để đảm đương công việc của người kỹ sư Kỹ thuật Cơ Khí trong thời đại Công nghiệp 4.0; kỹ năng tự học tập nâng cao trình độ; có khả năng hội nhập quốc tế.
- Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu của chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật cơ khí là đào tạo người học:
PO1: Có kiến thức cơ bản về toán học, vật lý, tin học, ngoại ngữ để đáp ứng cho việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
PO2: Có năng lực hành nghề kỹ sư Kỹ thuật cơ khí, dẫn dắt các nhóm kỹ thuật liên ngành thiết kế, triển khai, quản lý vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa các bộ phận, hệ thống và qui trình công nghệ trong lĩnh vực Kỹ thuật cơ khí.
PO3: Có kỹ năng cá nhân, nghề nghiệp, giao tiếp tự tin, tác phong công nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, làm việc độc lập và làm việc nhóm đủ để làm việc trong môi trường chuyên ngành, đa quốc gia.
PO4: Có hiểu biết về kinh tế, chính trị và pháp luật, khoa học xã hội để sống và làm việc theo pháp luật; có kiến thức về an ninh – quốc phòng và sức khỏe để đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Chuẩn đầu ra (PLO)
Chuẩn đầu ra (PLO) Trình độ năng lực(*)
PLO1 Khả năng vận dụng các kiến thức khoa học tự nhiên, xã hội và cơ sở ngành để nhận dạng, hình thành và giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. 3,0
PLO2 Khả năng phát triển và tiến hành các mô phỏng, thử nghiệm phù hợp, phân tích và đánh giá kết quả, sử dụng suy đoán kỹ thuật để đưa ra kết luận. 4,0
PLO3 Khả năng nhận diện trách nhiệm đạo đức và nghề nghiệp trong các tình huống kỹ thuật và đưa ra các đánh giá sáng suốt, phải xem xét tác động của các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh toàn cầu, kinh tế, môi trường và xã hội. 4,0
PLO4 Khả năng tiếp thu và áp dụng kiến thức mới khi cần thiết, sử dụng các chiến lược học tập phù hợp. 4,0
PLO5 Khả năng hoạt động hiệu quả trong một nhóm có các thành viên cùng nhau cung cấp khả năng lãnh đạo, tạo ra một môi trường hợp tác và toàn diện, thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch nhiệm vụ và đáp ứng các mục tiêu. 4,0
PLO6 Khả năng giao tiếp hiệu quả với nhiều đối tượng, giao tiếp bằng tiếng nước ngoài. 4,0
PLO7 Khả năng thiết kế, chế tạo, thi công và tích hợp giải pháp kỹ thuật đáp ứng các nhu cầu cụ thể với việc xem xét sức khỏe, an toàn và phúc lợi công cộng, cũng như các yếu tố toàn cầu, văn hóa, xã hội, môi trường và kinh tế. 5,0
PLO8 Khả năng vận hành và quản lý hệ thống kỹ thuật. 5,0
 3. Cấu trúc chương trình đào tạo
Khối kiến thức Số tín chỉ Tỷ lệ
Tổng Bắt buộc Tự chọn
Kiến thức giáo dục đại cương 47 47 - 31,33%
Lý luận chính trị 11 11 -  
Ngoại ngữ 12 12 -  
Tin học 3 3 -  
Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn 12 12 -  
Pháp luật và kỹ năng 9 9 -  
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 103 89 14 68,67%
Kiến thức không tích lũy 5   5  
Giáo dục thể chất 5   5  
Giáo dục quốc phòng và an ninh        
Tổng cộng: 150 TC     100%
 
4. Tham quan, thực tập tốt nghiệp
Ngành Kỹ thuật cơ khí là một ngành rộng có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, do đó SV học ngành này có nhiều cơ hội tham quan, xin thực tập trong các lĩnh vực như:
Lĩnh vực Thiết kế Cơ khí: Thiết kế các thành phần máy móc, thiết bị, hoặc hệ thống cơ khí cho các ngành công nghiệp như ô tô, máy móc, thiết bị nặng.
Lĩnh vực Sản xuất và Chế tạo: Làm việc trong lĩnh vực sản xuất, tối ưu hóa quy trình sản xuất, giám sát quá trình lắp ráp và sản xuất.
Lĩnh vực Bảo trì và Sửa chữa: Chịu trách nhiệm bảo trì và sửa chữa máy móc, thiết bị trong các nhà máy, xí nghiệp.
Lĩnh vực Tự động hóa và Robot: Phát triển các hệ thống tự động hóa và robot cho ngành công nghiệp.
Lĩnh vực Đảm Bảo Chất lượng: Đảm bảo chất lượng sản phẩm và quy trình sản xuất, thực hiện kiểm tra và đánh giá chất lượng.
Lĩnh vực Nghiên cứu và Phát triển (R&D): Làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển để cải tiến công nghệ hiện tại và phát triển công nghệ mới.
Lĩnh vực Tư vấn Kỹ thuật: Cung cấp tư vấn kỹ thuật cho các doanh nghiệp và dự án trong lĩnh vực cơ khí.
Lĩnh vực Giảng dạy và Đào tạo: Làm việc tại các trường đại học, cao đẳng, hoặc trung tâm đào tạo chuyên ngành kỹ thuật cơ khí.
Ngành Kỹ thuật cơ khí 416
5. Phòng thực hành, thí nghiệm
HUTECH luôn tự hào là một trong những trường Đại học chú trọng thực hành, do đó với việc đầu tư hệ thống phòng thí nghiệm, phòng thực hành hiện đại, áp dụng kỹ thuật khoa học trong giảng dạy, sẽ giúp các bạn SV có nhiều trải nghiệm thực tế ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường.
6. Hội thảo, sân chơi học thuật

Với mục tiêu học đi đôi với hành và mong muốn đem đến cho sinh viên khối ngành kỹ thuật - công nghệ các sân chơi lành mạnh, Viện kỹ thuật tạo ra các nhóm sinh hoạt học thuật (gọi là CLB học thuật) theo từng chủ đề, tổ chức các cuộc thi hằng năm nhằm giúp sinh viên tiếp cận nhiều hơn với thực tiễn giúp các bạn có thêm động lực để cố gắng hơn trong việc tự tìm tòi, học hỏi từ đó nâng cao thành tích học tập.
Thông tin về các CLB học thuật hiện tại trong link sau: https://www.hutech.edu.vn/vienkythuat/nckh-hoc-thuat-clb-hoc-thuat/14606841-danh-sach-cac-cau-lac-bo-hoc-thuat-tai-vien-ky-thuat-hutech
Thông qua các nội dung sinh hoạt theo từng chủ đề, các bạn SV sẽ có cơ hội trao đổi kinh nghiệm làm đồ án môn học, đồ án tốt nghiệp, các đề tài NCKH sinh viên, các ý tưởng khởi nghiệp, tham gia các cuộc thi học thuật trong và ngoài trường. Với SV ngành Kỹ thuật Cơ Khi thì có các cuộc thi để các bạn trải nghiệm và trao dồi kiến thức chuyên môn như sau:
Meca:
https://www.hutech.edu.vn/vienkythuat/tin-tuc/hoat-dong-sinh-vien/14614826-sinh-vien-vien-ky-thuat-tranh-tai-soi-noi-tai-cuoc-thi-hutech-meca-2024