Doanh nghiệp 'bắt tay' sinh viên chế tạo máy

Chiếc máy ép do sinh viên Lê Trọng Đức và Mai Phương Nam, ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP HCM, nghiên cứu và chế tạo đã được một doanh nghiệp đầu tư hàng trăm triệu đồng.

“Đây là công trình đầu tiên của sinh viên ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP HCM được doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí hơn 100 triệu đồng, để phát triển và thương mại hóa sản phẩm”, ThS Trần Đình Huy, Phó khoa Cơ - Điện - Điện tử, ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP HCM, cho biết.
Ý tưởng gặp nhau

Ông Võ Thanh Văn, Phó giám đốc Công ty Công Nghệ Trúc Lâm, phường Thạnh Xuân, quận 12, TP HCM, đơn vị hợp tác và hỗ trợ cho việc chế tạo chiếc máy ép phụ phẩm nông nghiệp, mạt cưa, dăm bào... thành thanh nhiên liệu, cho biết,  trước đây, tuy không sản xuất loại máy này, nhưng qua tiếp xúc với các máy ép kiểu vít, công ty thấy có nhiều hạn chế cần khắc phục. Trên thị trường hiện có nhiều loại máy ép trấu thành củi có xuất xứ từ Trung Quốc với giá hơn 100 triệu đồng một máy. Tuy nhiên, do ép bằng vít nên máy làm việc không ổn định (đầu ép sau vài ngày phải thay), sinh ra nhiều khói trong quá trình làm việc, cấp liệu không vào hết, công suất thấp. Gần đây, một số đơn vị cơ khí trong nước cũng bắt tay vào sản xuất loại máy này, nhưng những hạn chế của máy sử dụng kiểu ép vít vẫn không thể khắc phục được.

Từ cuối năm 2008, Công ty Công Nghệ Trúc Lâm cũng đã lên dự án thiết kế, sản xuất máy ép thanh nhiên liệu dùng công nghệ xy-lanh thủy lực nhưng vẫn chưa thể triển khai được. Đầu năm 2009, trong một lần tiếp xúc với một số giảng viên khoa cơ khí tự động và robot, ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP HCM, ông Văn mới biết một số sinh viên tại đây cũng đang nghiên cứu loại máy này. Tuy nhiên, khó khăn của chính các em, cũng như nhà trường không có đủ điều kiện về kinh phí để biến thiết kế thành sản phẩm thực sự.

Qua nhiều lần trao đổi, ông Văn đề nghị tìm hiểu sâu về các bản thiết kế của các bạn sinh viên. “Chúng tôi rất ấn tượng về công nghệ, nguyên lý, kết cấu cơ khí... của máy”, ông Văn nói. Tuy nhiên để có thể bắt tay vào việc chế tạo, đơn vị cũng đề xuất các em chỉnh sửa thêm cho phù hợp với thực tế nhằm đưa vào chế tạo hàng loạt. Sau khi chỉnh sửa và qua hội đồng duyệt, từ tháng 3/2008, công ty cùng với các em bắt tay vào giai đoạn chế tạo. Sau gần 5 tháng cùng bắt tay vào để chế tạo chiếc máy hoàn chỉnh, đến nay, máy đang trong quá trình chạy thử và được loại bỏ những sai sót trước khi chuyển giao cho các đơn vị khách hàng đưa vào  sử dụng. Nhiều khách hàng của công ty tại Long An, An Giang sau khi được giới thiệu đã đặt hàng. Đây cũng là lần đầu công ty bỏ ra số tiền hàng trăm triệu đồng, biến công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên thành sản phẩm thương mại.

Doanh nghiệp 'bắt tay' sinh viên chế tạo máy 15
Sinh viên Lê Trọng Đức giới thiệu về chiếc máy ép phụ phẩm nông nghiệp của mình. Ảnh: Thái Ngọc


Mong nhiều doanh nghiệp đầu tư

Hai sinh viên Lê Trọng Đức, Mai Phương Nam, ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP HCM, kể, ngoài hệ thống bơm thủy lực chọn mua nguyên bộ ngoài thị trường, còn tất cả các chi tiết đều do 2 người tự thiết kế, lập trình, gia công, chế tạo. Điều này ngoài việc giảm được giá thành, còn giúp tự chủ được các công đoạn chế tạo. Trong quá trình hoàn thiện chiếc máy, họ gặp không ít khó khăn phát sinh, nhưng nhờ có sự hỗ trợ kỹ thuật của công ty nên những khó khăn dần được giải quyết.

Hiện chiếc máy ép do sinh viên thiết kế, chế tạo với sự hỗ trợ của công ty Công Nghệ Trúc Lâm có hai đầu ra sản phẩm cho năng suất 7 tấn sản phẩm/ca làm việc, tương được 850 kg/h (gấp 4 lần máy ép bằng vít). Máy hoạt động ổn định. Sử dụng động cơ điện 17kW, tính ra mỗi giờ hết khoảng 17kWh. Đặc biệt, hơn nhờ lực ép lớn (150kg/cm2), nên chiếc máy này hoàn toàn ép lon bia, nước ngọt, nhôm mỏng, mạt nhôm... thành phôi mà không cần qua nấu chảy để đổ khuôn. Giá thành một máy khi được bán ra thị trường, dự kiến khoảng 150 triệu đồng.

Trước thành công này của sinh viên, ThS Trần Đình Huy vui mừng: “Trong nhiều năm qua, phần lớn các công trình nghiên cứu của sinh viên thường ở mức độ tham khảo, khó triển khai vào thực tế. Việc một doanh nghiệp chịu bỏ tiền đầu tư cho công trình này không chỉ là vinh dự cho bản thân hai em sinh viên, mà còn cho cả nhà trường. Tôi mong rằng, tương lai sẽ có nhiều đề tài của sinh viên được doanh nghiệp chấp nhận triển khai như thế này”.


Thái Ngọc

0
Các tin khác
HUTECH đón tiếp và làm việc cùng Đại học Nhân dân Trung Quốc, Đại học Kỹ thuật Đan Mạch và Đại học Quốc gia Singapore Chiều 07/5, Phòng Quản lý dự án quốc tế và Thương mại hóa HUTECH có buổi đón tiếp và làm việc cùng đại diện 3 trường gồm Đại học Nhân dân Trung...
HUTECH ký kết MOU với Trường Đại học Văn hoá Trung Quốc (Đài Loan) Ngày 6/5, HUTECH đã có buổi đón tiếp và làm việc với Trường Đại học Văn hoá Trung Quốc (Chinese Culture University), Đài Loan. Qua đó, hai đơn vị...
Khai mạc "Vietnam Study Tour Program 2024", sinh viên HUTECH có cơ hội giao lưu quốc tế cùng giảng viên và sinh viên UNIMAS Sáng ngày 06/5, Viện Đào tạo Quốc tế HUTECH tổ chức lễ khai mạc Chương trình “ Vietnam Study Tour Program 2024 - UNIMAS” chào đón đoàn giảng viên...
Cùng bình chọn cho Top 16 dự án/ý tưởng xuất sắc nhất HUTECH Startup Wings 2024 đến hết 16/5 Vòng Lan toả dự án/ý tưởng đến cộng đồng của cuộc thi khởi nghiệp sinh viên HUTECH - HUTECH Startup Wings 2024 đã được khởi động. Số bình chọn được...
CB-GV-NV HUTECH tranh tài tại Hội thi tìm hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh “Ánh sáng thời đại” lần 11 - năm 2024 Sáng 05/5, các thí sinh là CB-GV-NV HUTECH đã tham gia Hội thi tìm hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh “Ánh sáng thời đại” lần thứ...
Nhiều vận động viên đạt thành tích xuất sắc trong cuộc thi “HUTECH Running Challenge 2024” Chiều 03/5, Công đoàn HUTECH đã tổ chức Lễ Tổng kết và trao giải cuộc thi chạy “HUTECH Running Challenge 2024” tại Saigon Campus, với sự tham gia...
widget avatar
Đại học HUTECH

HUTECH chào bạn!
Mời bạn gửi thắc mắc của mình tại đây để được giải đáp nhanh chóng nhé!

×