Những ngành học xã hội đang cần

Dự báo về những ngành nghề được tuyển dụng trong năm 2011 sẽ là căn cứ giúp thí sinh có được quyết định phù hợp trong kỳ tuyển sinh sắp đến.Trong thời gian qua, có nhiều ngành được đông đảo thí sinh lựa chọn để dự thi ĐH, CĐ nhưng trên thị trường lao động nguồn cung đã thừa.

Nghịch lý cung - cầu

Theo báo cáo của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, năm 2010, nguồn cung nhân lực có nhiều nghịch lý. Ở một số ngành như Quản lý điều hành, Tin học, Kế toán, Quản lý nhân sự - Hành chánh văn phòng, Tài chính - Ngân hàng, Kho bãi - Vật tư - Xuất nhập khẩu trong khi nguồn lao động phổ thông thiếu thì nguồn lao động có trình độ từ trung cấp, CĐ, ĐH lại chưa đáp ứng chất lượng. Do đó vẫn có hiện tượng thừa lao động có trình độ nhưng nguồn lao động hiện có lại chưa đáp ứng yêu cầu tuyển dụng và làm việc của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó những ngành nghề như Điện tử - Viễn thông Cơ khí - Luyện kim, Giao thông vận tải - Thủy lợi, Dệt - May - Giày da, Nhựa - Bao bì, Mộc - Mỹ nghệ - Trang trí nội thất thường xuyên thiếu lao động kể cả lao động phổ thông.

Điều đáng lưu ý mà báo cáo cho biết là trong năm này những ngành có chỉ số cung cao nhất là Kế toán - Kiểm toán trong khi nhu cầu tuyển dụng chỉ chiếm có 3,25% (đứng thứ 9 trong 10 ngành nghề được tuyển dụng nhiều nhất). Ngược lại ngành Điện tử - Viễn thông có nhu cầu tuyển dụng chiếm khá cao 5,96% (đứng thứ 5 trong 10 ngành nghề được tuyển dụng nhiều nhất) nhưng nguồn cung lại ở mức thấp nhất.

Nguồn cung theo trình độ cũng mất cân đối. Trong khi năm 2010 nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ CĐ, ĐH chiếm 19,08% nhưng nguồn cung chiếm tới 53,20%. Ngược lại, số người có trình độ trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề chỉ có 19,41%, trong khi nhu cầu tuyển dụng chiếm 24,51%.

Những ngành học xã hội đang cần 14

Sinh viên ngành Kế toán của HUTECH trong giờ học thực hành tại Phòng học Smart Classroom - Ảnh: D.T

10 ngành đắt giá

Theo báo cáo của trung tâm, tổng hợp các nhu cầu tuyển dụng của trên 6.000 doanh nghiệp đã được khảo sát cho thấy những ngành có nhu cầu tuyển dụng nhiều trong năm 2011 gồm: Cơ khí, Điện, Điện tử, Dệt may - Giày da, Tài chính - Ngân hàng, Kế toán - Kiểm toán, Chế biến thực phẩm, Quản lý điều hành, nhân sự, Mộc - Mỹ nghệ, Trang trí nội thất, Xây dựng - Kiến trúc... Đồng thời những ngành có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhân lực trong năm 2010 như marketing, dịch vụ, phục vụ, vệ sinh công nghiệp… cũng tiếp tục phát triển. Đặc biệt nhu cầu tăng mạnh đối với công việc giúp việc gia đình, chăm sóc người già, vệ sinh công nghiệp, phục vụ, bán hàng tiếp tục tăng mạnh nhu cầu nhân lực.

Trung tâm cũng đưa ra cảnh báo: một số ngành nghề nguồn cung nhân lực tiếp tục tăng nhanh so nguồn cầu trong năm 2011 như Quản lý điều hành, Kế toán, Hành chánh văn phòng, Kho bãi - Vật tư - Xuất nhập khẩu, Tin học, Quản trị kinh doanh, sẽ là những ngành mất cân đối về chất lượng nhân lực trong năm 2011.
Những ngành học xã hội đang cần 22

Tỉ lệ sinh viên ngành Xây dựng của HUTECH tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp có năm đạt 100% - Ảnh: D.T

Những ngành học xã hội đang cần 27

Chỉ số nhu cầu theo trình độ chuyên môn năm 2010

Những ngành học xã hội đang cần 32

Nguồn: Trung Tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động Tp.HCM


Trên cơ sở dự kiến nhu cầu tuyển dụng nhân lực của TP.HCM năm 2011, trung tâm đã dự báo 10 nhóm ngành nghề sẽ có nhu cầu cao trong năm 2011 tại thành phố như sau: Marketing - Nhân viên kinh doanh - Bán hàng: chiếm 16,31% cơ cấu nhu cầu với 43.221 chỗ làm việc; Tiếp theo là Dệt may - Giày da - Nhựa - Bao bì: 14,5% nhu cầu với 38.425 chỗ làm việc; Dịch vụ - Phục vụ - Du lịch - Khách sạn, Nhà hàng: chiếm 11,74% với 31.111 chỗ làm việc; Điện tử - Viễn thông - Công nghệ thông tin: 8,4% với 22.260 chỗ làm việc; Cơ khí - Luyện kim - Điện: 7,77% với 20.591 chỗ làm việc; Tài chính kế toán - Ngân hàng - Bảo hiểm - Đầu tư chứng khoán: 7,55% với 20.008 chỗ làm việc; Giao thông vận tải - Thủy lợi - Kho bãi - Vật tư - Xuất nhập khẩu: 5,57% với 14.760 chỗ làm việc; Xây dựng - Kiến trúc - Mộc - Mỹ nghệ: 5,06% với 13.409 chỗ làm việc; Hóa - Hóa chất - Dược, Công nghệ sinh học: 4,53% với 12.005 chỗ làm việc; Quản lý điều hành - Nhân sự- Hành chánh văn phòng: 3,35% với 8.877 chỗ làm việc. Còn lại là những ngành nghề khác với 15,22% và 40.333 chỗ làm việc.


Vũ Thơ (Thanh Niên Online)

0
Các tin khác
Hướng dẫn làm thủ tục nhập học cho tân sinh viên HUTECH khóa 2022 Ngày 15/9, Hội đồng tuyển sinh HUTECH công bố điểm chuẩn cho tất cả các ngành đào tạo trình độ Đại học chính quy theo 04 phương thức xét tuyển....
HUTECH sẵn sàng “check-in” tại Ngày hội Tư vấn xét tuyển Đại học, Cao đẳng năm 2022 vào ngày 24/7 tới Chủ nhật (24/7) tới đây, HUTECH sẽ đồng hành cùng quý phụ huynh, các bạn học sinh trong Ngày hội Tư vấn xét tuyển Đại học, Cao đẳng năm 2022 tại...
NULAB TOUR trở lại với chuyên đề 5 - Tiếp bước Florence Nightingale, theo đuổi ngành Điều dưỡng Chuỗi talkshow NULAB TOUR “Góc nhìn từ chuyên gia: Lĩnh vực khoa học, sức khỏe sau đại dịch - cơ hội hay thách thức?” vừa trở lại với chuyên đề 5:...
Học sinh Trường THPT Lạc Long Quân (Bến Tre) hào hứng tham quan HUTECH Vừa qua, đoàn học sinh Trường THPT Lạc Long Quân (Bến Tre) đã có chuyến tham quan, tìm hiểu hệ thống đào tạo và môi trường học tập tại HUTECH.
HUTECH tham gia Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - Hướng nghiệp 2022 và mang đến nhiều thông tin giá trị Sáng nay (17/4), HUTECH đã góp mặt tại Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - Hướng nghiệp 2022, mang theo sự năng động, trẻ trung cùng tinh thần của “Đại...
Series 15’ hiểu ngành số 08: Truyền thông đa phương tiện - "Dám thử, dám làm" để tự tin vững bước Số thứ 8 của series “15’ hiểu ngành” do HUTECH thực hiện sẽ lên sóng vào ngày 10/3 tới đây với các chia sẻ xoay quanh ngành Truyền thông đa phương...
widget avatar
Đại học HUTECH

HUTECH chào bạn!
Mời bạn gửi thắc mắc của mình tại đây để được giải đáp nhanh chóng nhé!

×