Làm trà từ búp thanh long

TTO - Tác giả của đề án khởi sự kinh doanh 'Trà búp thanh long Đức Thuận' là nhóm sinh viên Mã Phú Cường, Trần Lê Mỹ Quỳnh và Trương Hoàng Phúc, cùng học Đại học Công nghệ TP.HCM.
 

Làm trà từ búp thanh long 8
Từ trái qua: Phú Cường, Mỹ Quỳnh, Hoàng Phúc thuyết trình đề án trà búp thanh long - Ảnh: K.ANH

Làm trà từ búp thanh long 17

 

Mã Phú Cường sinh ra và lớn lên tại Bình Thuận. "Nhà mình thuần nông, sống bằng nghề trồng thanh long. Đến mùa thanh long ra búp, mỗi dây chỉ để lại hai búp to, khỏe cho nở hoa và đậu quả. Những búp còn lại đều bỏ đi, bà ngoại mình cứ tiếc hoài và mong làm được món gì từ đó để không lãng phí" - Cường nói.

Phơi khô, làm trà, uống thử

Năm học lớp 11, Cường thử sản phẩm từ vườn nhà. Thay vì bỏ búp thanh long, Cường mang phơi khô rồi nấu nước làm trà. Cả nhà uống thử. Cảm xúc của mọi người "cũng là lạ, hay hay".

Cường nói bạn chọn học đại học, chuyên ngành công nghệ sinh học là "để hiểu sâu hơn những thứ có thể phục vụ cho nhà nông".

Ý nghĩ làm và kinh doanh sản phẩm trà từ búp thanh long không ngơi trong lòng Cường. Nhưng lập dự án kinh doanh là điều mà dân chuyên nghiên cứu như Cường thấy xa lạ. Vậy là lập nhóm.

"Khi được Cường giới thiệu đề tài đang nghiên cứu: làm ra loại trà từ búp thanh long, mình thấy ngạc nhiên. Càng thú vị hơn khi hiểu thêm niềm mong mỏi làm đề án gắn liền với công việc người nông dân quê bạn" - Mỹ Quỳnh, sinh viên năm hai khoa quản trị kinh doanh, thổ lộ. Bộ ba Phú Cường, Mỹ Quỳnh, Hoàng Phúc (sinh viên năm cuối khoa quản trị kinh doanh) ra đời từ đó.

Hoàng Phúc cho biết: "Mỗi người đều có thế mạnh của chuyên ngành mình học nên nhóm phân công nhau phát huy chuyên môn từng người". Cường chuyên nghiên cứu. Phúc và Quỳnh tính toán kinh doanh, gọi vốn. Phúc kiêm thêm phần thuyết trình tại cuộc thi.

Trà giúp đẹp da, ức chế tế bào ung thư

Nhiều tháng liền, phòng thí nghiệm của nhà trường là nơi nghiên cứu và cả ngủ của Cường. Những mẻ thử nghiệm thành công, nhiều mẻ không như ý, nhưng tất cả đều là những trải nghiệm quý cho ba sinh viên. Các bạn gửi sản phẩm đi kiểm tra tại các trung tâm phân tích hóa học.

"Kết quả thật khả quan khi thành phần ở búp thanh long có nhiều hợp chất như anthocyamin, tanin, flavonoind, có tác dụng chống oxy hóa rất cao, ức chế tế bào ung thư, ổn định lượng cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim mạch, cải thiện chức năng hệ miễn dịch... Phân tích này khiến mình lại càng mê nghiên cứu với ước mong cho ra đời sản phẩm có ích cho người tiêu dùng" - Cường phấn chấn.

Sau hơn sáu tháng nghiên cứu, Cường và các bạn đem sản phẩm mời mọi người trong trường từ cô lao công đến các anh chị văn phòng, thầy cô, bè bạn dùng thử, trước khi mang đến cuộc thi. "Từ nhận xét của mọi người, nhóm điều chỉnh mùi vị để trà dễ dùng và phù hợp với ý thích nhiều người hơn" - Cường cho biết.

Mỹ Quỳnh giải thích thêm: "Nhóm chọn tên cho sản phẩm là Đức Thuận. Chữ "Thuận" xuất phát là món quà quê hương Bình Thuận, chữ "Đức" là mong muốn sâu xa của nhóm, đề cao đạo đức trong kinh doanh, làm hết bằng cái tâm của mình, đưa sản phẩm chất lượng nhất đến người tiêu dùng".

Cuối tháng 10-2018, tham gia Giải thưởng tài năng Lương Văn Can, nhóm nhận được sự hỗ trợ từ các nhà đầu tư muốn đưa đề án vào thực tế.

Cường cho biết hướng mà các bạn tiếp tục nghiên cứu không chỉ là các sản phẩm từ búp thanh long mà còn tìm kiếm thêm những sản phẩm được làm từ trái thanh long. Cường tâm sự: "Nhà nông quê mình bao phen giá rớt thê thảm khiến mình nao lòng lắm. Mình ước mong sản xuất nhiều sản phẩm từ trái thanh long để không còn nhìn thấy người dân đem đổ bỏ thanh long cho bò ăn nữa".

Phát huy nguồn lực địa phương

Doanh nhân Phan Thị Tuyết Mai, đại diện hội đồng giám khảo Giải thưởng tài năng Lương Văn Can năm 2018, nhận xét: "Trà búp thanh long Đức Thuận của các bạn phát huy nguồn lực địa phương, cụ thể là thủ phủ thanh long Bình Thuận và các tỉnh khác".

 

Làm trà từ búp thanh long 75
Bạn Mã Phú Cường rót trà mời giám khảo dùng thử - Ảnh: K.ANH


Chị Tuyết Mai tư vấn nhóm nghiên cứu thêm để sản phẩm đạt chất lượng tốt và khai thác nhiều sản phẩm hơn từ búp thanh long như có thể làm snack, bột hay muối chua làm món ăn. Một doanh nhân lĩnh vực du lịch đã nhận đồng hành với nhóm nhằm sản xuất đặc sản phục vụ du khách đến với vùng đất Bình Thuận.
 
KIM ANH
Theo TTO

14574238
Các tin khác
Còn 12 ngày để đăng kí tham gia “đường đua” HUTECH STARTUP WINGS 2019 Cuộc thi khởi nghiệp lớn nhất dành cho sinh viên trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) – HUTECH STARTUP WINGS 2019 - sẽ chính thức khép lại Vòng...
Nam sinh Phú Yên tái chế hoa mai từ vảy cá kiếm tiền triệu Dưới bàn tay tài hoa của chàng sinh viên trẻ Lê Ngọc Biết, những chiếc vảy cá vô dụng biến thành những bông mai vàng rực rỡ. Ngọc Biết (sinh viên...
Chàng trai làm hoa mai chưng Tết từ vảy cá TTO - Lê Ngọc Biết là sinh viên năm 3, trường Đại học HUTECH. Từ những chiếc vảy cá lấp lánh bị bỏ đi như phế phẩm, chàng trai Phú Yên lên ý tưởng...
Ông Trần Văn Liêng – TGĐ Vinacacao VietNam là Mentor đầu tiên của “HUTECH STARTUP WINGS 2019” Ông Trần Văn Liêng – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Ca cao Việt Nam sẽ là Mentor đầu tiên đảm nhận vai trò tư vấn ban đầu cho tất...
Chính thức phát động Cuộc thi khởi nghiệp sinh viên “HUTECH Startup Wings 2019” Sáng nay (09/01/2019), Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) đã tổ chức Lễ phát động Cuộc thi Khởi nghiệp sinh viên “HUTECH Startup Wings 2019” tại trụ...
Lễ phát động Cuộc thi “HUTECH Startup Wings 2018” sẽ diễn ra vào ngày 09/01 Chỉ còn 5 ngày nữa (09/01/2019), Lễ phát động Cuộc thi Sinh viên khởi nghiệp “HUTECH Startup Wings 2018” của Trường của Đại học Công nghệ TP.HCM...
widget avatar
Đại học HUTECH

HUTECH chào bạn!
Mời bạn gửi thắc mắc của mình tại đây để được giải đáp nhanh chóng nhé!

×